Enter your keyword

Làm cách nào để phục hồi nhanh sau tai biến mạch máu não?

Làm cách nào để phục hồi nhanh sau tai biến mạch máu não?

 

Tai biến mạch máu não hiện nay đang là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Hơn thế nữa, bệnh còn để lại nhiều di chứng khó phục hồi cho bệnh nhân sống sót sau khi mắc căn bệnh này như vận động kém linh hoạt và suy giảm trí nhớ… Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cũng như các biện pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất sau cơn đột quỵ não.

1. Nhận biết các dấu hiệu tai biến mạch máu não

Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Một trong những cách giúp bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ não một cách nhanh nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước đó, đặc biệt việc nhận biết sớm các triệu chứng tai biến mạch máu não. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh giúp tăng khả năng sống sót cũng như việc hồi phục nhanh sau mắc bệnh. Do bệnh nhân sau tai biến là đối tượng có nguy cơ cao bị tái phát, do đó việc nắm rõ các dấu hiệu bắt đầu đợt đột quỵ não là hết sức cần thiết.

Xem thêm: Các triệu chứng bệnh tai biến mạch máu não

2.  Tập các bài tập chân

Tập thể dục chân giúp hồi phục sau tai biến nhanh hơn

Tập thể dục chân giúp hồi phục sau tai biến nhanh hơn

Đột quỵ não ảnh hưởng xấu đến hệ vận động cơ thể do phần não chỉ huy hoạt động này của cơ thể có thể bị tổn thương. Hầu hết bệnh nhân  sau tai biến gặp khó khăn trong vận động như khó di chuyển, hoạt động chậm chạp. Để khắc phục sớm di chứng này, bệnh nhân phải bắt tay ngay vào việc tập đi lại, đồng thời tập các động tác thể dục phục hồi chức năng.

Lưu ý, các bài tập và thời gian tập khác nhau đối với các bệnh nhân, tùy theo tình trạng và sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên tham gia các khóa vật lý trị liệu để phục hồi tốt nhất, nếu không người nhà có thể cùng hỗ trợ để giúp bệnh nhân tập đi lại, vận động.

Xem thêm: Các bài tập giúp bệnh nhân tai biến phục hồi nhanh nhất.

3.  Tập các bài tập tay

Bài tập tay phục hồi chức năng

Bài tập tay phục hồi chức năng

Tổ chức Stroke Association của Mỹ cho số liệu thống kê, có đến 9 trên 10 bệnh nhân sống sót sau đợt tai biến mạch máu não gặp hiện tượng yếu tay, dẫn đến việc khó cử động tay, khó phối hợp vận động. Do đó, để bệnh nhân nhanh chóng quay lại với nhịp sống thường ngày, việc tập các bài tập tay là hết sức cần thiết. Hiện nay, có các bài tập trị liệu giúp bệnh nhân đạt được việc tập liệu hiệu quả hơn, kết hợp với việc xoa bóp thường xuyên. Trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi tay hoàn toàn tê liệt, bệnh nhân nên được đi khám và phẫu thuật nếu cần.

4.  Cố gắng giao tiếp

Cố gắng giao tiếp để phục hồi khả năng giao tiếp

Cố gắng giao tiếp để phục hồi khả năng giao tiếp

Một trong số những di chứng gây khó chịu nhất đối với bệnh nhân sau khi trải qua căn bệnh này đó là giới hạn khả năng giao tiếp, một số trường hợp mất khả năng nói chuyện. Ước tinh có đến 25 đến 40% bệnh nhân mất khả năng giao tiếp do tổn thương não. Có hai hình thức chủ yếu của chứng mất ngôn ngữ: mất ngôn ngữ tiếp nhận và chứng mất ngôn ngữ biểu hiện. Mất ngôn ngữ chủ động là khi cá nhân gặp khó khăn trong việc hiểu được những gì đang được nói với họ. Chứng mất ngôn ngữ biểu hiện là khi cá nhân đang gặp khó khăn trong việc thể hiện những gì họ muốn nói.

Điều này gây khó khăn cho việc bệnh nhân trở lại nhịp sống thường ngày rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh và người nhà cần kiên trì, không được bỏ cuộc. Bệnh nhân nên được khuyến khích nói chuyện trở lại, nói chậm rãi và tự tin khi giao tiếp. Có như thế, bệnh nhân mới có thể giao tiếp được trở lại.

5.   Đối phó với tình trạng mệt mỏi

Vui tươi để sống khỏe

Vui tươi để sống khỏe

Mệt mỏi cũng là một phần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, đột với bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn. Họ thường mệt mỏi về tinh thần cũng như thể chất. Do não bị tổn thương gây ra nhiều di chứng cho cơ thể, và gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần người bệnh. Bệnh nhân thường gặp trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chán nản.

Để khắc phục tình trạng này, không cách nào tốt hơn là cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người xung quanh. Hãy chăm sóc, động viên khích lệ bệnh nhân hằng ngày để bệnh nhân có thêm niềm vui và động lực để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Bên cạnh đó, chính bệnh nhân cũng phải nỗ lực, tập trung vào việc hồi phục, điều chỉnh cảm xúc tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Việc tập thể dục và vận động cũng là một hình thức tốt để giúp họ bớt suy nghĩ tiêu cực.

6.  Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường thể chất và phục hồi của người bệnh. Một chế độ ăn hợp lí, tăng cường bổ sung năng lượng và cân bằng về dinh dưỡng sẽ mang lại hiệu quả tích cực giúp hồi phục nhanh hơn.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ

Bên cạnh đó, một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cũng là một lựa chọn hợp lí giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục sau tai biến mạch máu não đươc thể trạng và ngăn ngừa tai biến tái phát như:

HT STROCKEND - HỖ TRỢ LÀM TAN CỤC MÁU ĐÔNG

HT STROCKEND – HỖ TRỢ LÀM TAN CỤC MÁU ĐÔNG

HT Strokend Tab với thành phần gồm các thảo dược quý hiếm, tốt cho tim mạch như Cao khô tỏi đen, cao khô sâm ngọc linh, cao khô đông trùng hạ thảo, cao khô gingko giloba, cao khô địa long. Đây là các thành phân bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh cũng như hỗ trợ ngăn ngừa và làm tan cục máu đông.