Enter your keyword

Cách tập thể dục để phục hồi nhanh sau tai biến mạch máu não

Cách tập thể dục để phục hồi nhanh sau tai biến mạch máu não

 

Các động tác tăng phối hợp vận động chân

Tai biến mạch máu để lại nhiều di chứng nghiêm trọng đối với bệnh nhân sống sót sau đợt tai biến như di chuyển khó khăn, khó phối hợp vận động chân. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ các cách tập thể dục giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng và quay lại được với nhịp sống thường ngày.

Richard Sealy, giám đốc Chương trình Rehab Practice , một chương trình phục hồi chức năng thần kinh ở Anh đã thiết lập ra bài tập thể dục chân cho người bệnh sau tai biến với mục đích giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Lưu ý, các bài tập dưới đây có độ khó tăng dần, đầu tiên bạn sẽ tập các động tác đơn giản trước, một khi đã thực hiện thành thục động tác trên, mới nên chuyển qua động tác tiếp theo để tránh khó khăn và chấn thương trong quá trình tập luyện.

1.  Bài tập đứng và cân bằng

Người bệnh sống sót sau cơn đột quỵ não thường mất hoặc giảm khả năng cân bằng và phối hợp vận động. Hậu quả là bệnh nhân khó thực hiện các hành động đơn giản như đứng, đi bộ. Do đó, các bài tập thể dục đứng và cân bằng rất quan trọng, giúp bệnh nhân có thể dễ dàng đi lại hơn.

Động tác 1: Cơ bản

Động tác 1

Động tác 1

Khi thực hiện động tác này, người bệnh nhớ giữ tay lên mặt bàn hoặc các bề mặt chắc chắn, tránh ngã. Đồng thời, xuyên suốt quá trình tập luyện, bệnh nhân nên được sự giúp đỡ của người nhà hoặc hộ lý chăm sóc sẽ đạt được hiệu quả và độ an toàn cao hơn.

Động tác 2: Trung cấp

Động tác 2

Động tác 2

Giữ tay trên một mặt phẳng cố định, đứng thẳng bằng một chân. Nâng cao chân kia lên đứng trong vòng 10 giây, sau đó hạ chân xuống. Lặp lại 1 lần nữa và chuyển sang chân khác tập tương tự.

Động tác 3: Khó

Động tác 3

Động tác 3

Một khi bạn đã nắm vững 2 động tác trên, chuyển sang động tác có độ khó hơn. Giữ tay lên mặt phẳng cố định, đứng bằng một chân, chân còn lại hứng về phía sau. Giữ nguyên động tác trong vòng 10 giây, hạ chân xuống. Sau đó, đổi chân làm động tác tương tự.

2.  Bài tập cầu nối

Sau đợt tai biến mạch máu não, hông và các khớp trở nên yếu, điều này gây cản trở quá trình đi lại của bệnh nhân. Các bài tập cầu nối này sẽ giúp tăng cường cơ bắp cốt lõi, giúp tăng phối hợp vận động.

Động tác 1: Cơ bản

Động tác 4

Động tác 4

Nằm ngửa, kê một chiếc gối dưới gối. Thực hiện các động tác nâng chân lên nhờ lực tực lên gối. Mỗi lần làm 15 cái, nghỉ và tiếp tục nếu có thể.

Động tác 2: Trung cấp

Động tác 5

Động tác 5

Dựa vào một bức tường phẳng, để bực tường hỗ trợ trọng lượng và lưng bạn, từ từ hạ người theo chiều dọc bức tường. Giữ vị trí này 10 giây, nếu có thể. Sau đó, trượt lên cho đến khi trở lại vị trí đứng.

Động tác 3: Khó

Thực hiện giống động tác 2, nhưng đặt một quả bóng chuyên dụng tập thể dục phía sau lưng, giữa tường và bạn.

3.  Bài tập bắp chân

Nếu chân dưới bị ảnh hưởng sau đột quỵ, động tác này sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Bài tập giúp xây dựng cơ và tăng phối hợp ở chân dưới.

Động tác 1: Cơ bản

Động tác 7

Động tác 7

Sử dụng dây đai kéo, đặt bàn chân lên dây đai. Thực hiện động tác co gối sau đó thẳng chân, kéo giãn dây. Động tác này giúp xây dựng lại hệ cơ bắp chân.

Động tác 2: Trung cấp

Động tác 8

Động tác 8

Nằm nghiên một bên, co gối, 2 bàn chân chụm vào nhau. Nâng đầu gối chân trên lên, giữ nguyên trong 10 giây, thực hiện động tác nhiều lần trong khả năng.

Động tác 3: Khó

Động tác 9

Động tác 9

Thực hiện giống độngt tác 2, tuy nhiên 2 bàn chân mở ra như hình.

Bệnh nhân sau cơn tai biến mạch máu não và người nhà hãy kiên trì tập các động tác thể dục trên, điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều trong công cuộc hồi phục nhanh của bệnh nhân. Lưu ý, đối với mỗi bệnh nhân, do tình trạng bệnh đột quỵ não và mức độ các di chứng khác nhau nên cường độ và độ khó của mỗi động tác là khác nhau. Do đó, bệnh nhân và người nhà phải cẩn thận, không để cho bệnh nhân tập quá sức, tránh chấn thương và nguy hiểm trong quá trình tập luyện.

Xem thêm: Làm cách nào để phục hồi nhanh sau tai biến