Tai biến mạch máu não là gì – dấu hiệu nhận biết cảnh báo và cách sơ cứu
Tai biến mạch máu não là gì – dấu hiệu nhận biết cảnh báo và cách sơ cứu
Tai biến mạch máu não là trường hợp cấp cứu khẩn cấp khi bệnh nhân gặp phải. Bạn có tối đa 3-4 giờ để nghi ngờ, nhận biết, đưa bệnh nhân tai biến mạch máu não tới bệnh viện cấp cứu và hoàn thành chẩn đoán. Càng sớm càng tốt! Nếu muộn hơn, nguy cơ cao bệnh nhân bị di chứng nặng hoặc tử vong …
Nếu bạn hoặc trong gia đình có người có yếu tố nguy cơ đột quỵ, hãy thuộc nằm lòng các dấu hiệu cảnh báo và cách sơ cứu sau.
Contents
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ, đột quỵ não , là tình trạng tổn thương một vùng não dẫn tới rối loạn chức năng cơ thể do vùng não đó chi phối.
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. 3 – 4 giờ đầu là khoảng thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ. Càng sớm càng tốt!
2. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Đột ngột có rất ít dấu hiệu báo trước
2 thể đột qụy – thể nhồi máu não và thể xuất huyết não – có dấu hiệu cảnh báo trên lâm sàng giống nhau, liên quan tới rối loạn chức năng mộ số vùng của não bị tổn thương. Chỉ phân biệt được 2 thể trên bằng các thăm dò hỗ trợ, khẩn trương, nhanh chóng khi bệnh nhân cấp cứu.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
- Đột ngột tê, yếu một bên mặt, tay hay chân.
- Đột ngột nói khó hay không hiểu lời người ta nói, lú lẫn, choáng, hôn mê.
- Đột ngột không nhìn thấy, không nhìn rõ, nhìn mờ, nhìn nhòe hoặc chỉ nhìn được bằng một bên mắt.
- Đột ngột loạng choạng , mất thăng bằng té ngã hay mất phối hợp các động tác
- Đột ngột đau đầu dữ dội không biết nguyên nhân.
Nếu người thân có bất kì triệu chứng trên hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa đến bệnh viện ngay. Nếu bạn có các triệu chứng trên, cần gọi ai đó đưa ngay bạn đi cấp cứu. Đừng tự lái xe trừ khi bạn không thể tìm được người giúp đỡ.
3. Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ.
- Gọi cấp cứu 115 đến bệnh viện đủ điều kiện cấp cứu, không chuyển đến viện xa. Cũng không để chờ xem bệnh nhân có tỉnh lại hay không. Nên nhớ, bạn chỉ có tối đa 3 – 4 giờ !
- Trong khi chờ xe, để bệnh nhân nằm yên trên mặt phẳng, nới lỏng quần áo cho thoáng, nghiêng mặt bệnh nhân sang một bên. Theo dõi sắc mặt, nhịp thở của họ. Nếu bệnh nhân nôn , phải lấy hết các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân, làm thông thoáng đường thở..
- Nếu có hiện tượng co giật, nghiêng người bệnh nhân và cho họ ngậm một chiếc khăn gấp để tránh cắn vào lưỡi
- Không tự ý cho bệnh nhân dùng bất kỳ thuốc gì khác, dù thuốc uống hay bôi.
4. Bệnh tai biến mạch máu não ( đột quỵ não ) có chữa được không ?
- Nếu được đưa tới cấp cứu sớm, bệnh tiên lượng nhẹ, có thể hồi phục được ( tỉ lệ thấp)
- Để muộn hơn, bệnh nhân được cấp cứu rất tích cực, có thể qua khỏi, nhưng để lại những di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê sâu …
- Một tỉ lệ cao bệnh nhân tử vong. Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong sau tim mạch và ung thư.