Hướng dẫn phục hồi chức năng sau đột quỵ não (tai biến mạch máu não)
Contents
1. Khả năng phục hồi chứng năng của bệnh nhân sau đột quỵ là thấp:
Khả năng phục hồi chức năng của bệnh nhân sau đột quỵ ước lượng khoảng:
1 tuần sau cơn đột quỵ, 60% bệnh nhân chi trên chưa phục hồi hoạt động.
18 tháng sau, đa số bệnh nhân vẫn còn hạn chế vận động tay.
Ngoài biến chứng do đột quỵ, bệnh nhân có thể bị thêm các biến chứng khác như : Liệt nửa người nằm lâu gây biến chứng viêm loét da, viêm phổi, táo bón…, sang chấn tâm lý, trầm cảm, tách biệt khỏi cộng đồng.
Khả năng hồi phục phụ thuộc nhiều vào điều trị kịp thời giai đoạn cấp cứu, diện tích, độ rộng vùng tổn thương, thể trạng chung và tuổi của bệnh nhân. Bệnh nhân trẻ tuổi khả năng hồi phục tốt hơn người cao tuổi.
Kết hợp châm cứu, địa châm, xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập phục hồi chức năng
2.Thời điểm bắt đầu luyện tập phục hồi chức năng:
Thời điểm nào bắt đầu luyện tập phục hồi chức năng: Ngay sau khi bệnh nhân qua cơn nguy cấp, chức năng sống ổn định
Nếu di chứng nhẹ, bệnh nhân hồi phục sau 2 – 3 tháng.
Đa sô trường hợp, bệnh nhân cần thời gian dài để hồi phục. Bởi vậy, ở cả bệnh viện và trong cộng đồng.
Khoảng thời gian tốt nhất cho sự hồi phục là 3-6 tháng đầu. Cần luyện tập tích cực, đều đặn, vừa sức trong giai đoạn này.
Bài tập luyện tập phục hồi chức năng do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Lưu ý, phải duy trì vận động các khớp (khớp cổ tay, cổ chân) để không bị cứng
3. Luyện tập phục hồi chức năng sau đột quỵ và Chăm sóc tại nhà.
a.Tạo mọi điều kiện thuận lợi để bệnh nhân tự chăm sóc bản thân
- Sắp xếp và sửa lại nơi ở để phù hợp cho bệnh nhân: Cửa đủ rộng, lối đi thông thoáng, câu thang có lối dốc cho xe lăn, tốt nhất sắp xếp họ sinh hoạt ở tầng 1 để tránh đi lại cầu thang…
b. Khi bệnh nhân còn chưa vận động được
- Người thân hãy giúp bệnh nhân đổi tư thế mỗi 3 giờ một lần, xoa rượu hay phấn rôm vào các chỗ bị tì đè như bả vai, khuỷu, gót chân… đế tránh bị loét hoại tử da do nằm lâu.
- Khi ăn uống , nên vực bệnh nhân dậy và giữ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi để không bị sặc thức ăn, nước uống vào đường thở.
c.Đối với tình trạng nhẹ hơn, để bệnh nhân tập bài tập do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn
- Luyện tập từ nhẹ tới nặng. Để bệnh nhân tự làm, chỉ hỗ trợ khi bệnh nhân không thể tự làm được.
- Không để bệnh nhân bị thay đổi nhiệt độ xung quanh đột ngột: Không tắm nước lạnh khuya, ở trong nhà khi có thay đổi thời tiết thất thường…
d.Chế độ ăn
- Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Giảm muối để tránh tăng huyết áp.
- Ăn nhiều chất xơ và rau xanh tránh táo bón.
- Nên nấu mềm, sệt, lỏng dễ tiêu.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Kiêng rượu bia và các chất kích thích.
e. Quan tâm phát hiện tâm lý , hỗ trợ về tâm lý cho bệnh nhân
- Giữ cho bệnh nhân ổn định tinh thần, tránh suy nghĩ làm việc nhiều, stress hay thay đổi tâm lý đột ngột.
- Quan tâm, phát hiện các biểu hiện thay đổi tam lý như trầm cảm, lãnh cảm, tự thu mình lại…. Người thân và những người xung quanh cần quan tâm, động viên họ, giúp họ phấn khởi tham gia vào việc tập luyện và phục hồi chức năng, hòa nhập lại với cộng đồng.