Enter your keyword

Phương pháp chọc dò tủy sống ở trẻ sơ sinh

1. Chọc dò tủy sống

Chọc dò tủy sống

a. Chỉ định

• Chuẩn đoán viêm màng não.

• Tiêm thuốc hóa trị liệu.

• Đo áp lực dịch não tủy (hiếm).

• Theo dõi đáp ứng với điều trị kháng sinh trong viêm màng não mủ.

b. Chống chỉ định

• Tăng áp lực nội sọ.

• Huyết động không ổn định.

• Tiểu cầu < 50.000/mm3 hoặc có rối loạn đông máu.

• Nhiễm trùng da nơi chọc dò.

Dị tật bẩm sinh vùng thắt lưng-cùng: cột sống chẻ đôi, thoát màng não-tủy.

c. Dụng cụ

• Găng vô khuẩn

• Dung dịch sát khuẩn

• Bộ dụng cụ chọc dò tủy sống vô khuẩn: khăn có lỗ, gòn khô, kelly.

• Kim chọc dò tủy sống có nóng hoặc kim tiêm tĩnh mạch (kim 20-22-G)

• Lọ đựng dịch não tủy

• Băng dán

d. Phương pháp

• Bôi kem EMLA trước chọc dò 60 phút để giảm đau.

• Chuẩn bị bóng và mặt nạ để hồi sức, nếu có điều kiện.

• Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.

• Nếu có điều kiện, cho trẻ nằm dưới giường sưởi, và chỉ cởi bỏ áo trẻ khi đã chuẩn bị xong.

• Tư thế trẻ:
– Người phụ giữ trẻ ở tư thế ngồi:
+ Giữ trẻ sao cho chân duỗi thẳng, lưng gập;
+ Cổ trẻ hơi ngửa, không gập cổ để tránh gây tắc nghẽn đường thở.
– Hoặc có thể để trẻ nằm nghiêng một bên:
+ Giữ trẻ ở tư thế sao cho lưng trẻ gần sát với mặt bàn nơi nhân viên y tế chọc dò tủy sống;
+ Người phụ một tay giữ đầu và cổ trẻ, tay còn lại giữ đùi trẻ để cột sống ở tư thế gập;
+ Cổ trẻ hơi ngửa và không gập cổ, tránh gây tắc nghẽn đường thở.

• Rửa tay thủ thuật và mang găng vô khuẩn.

• Sát khuẩn vùng da nơi chọc dò.

• Trải khăn vô khuẩn có lỗ, chỉ để lộ phần chọc dò.

• Xác định vị trí chọc dò: khe giữa đốt sống thắt lưng 3 và 4 (tức là đường nối 2 mào chậu và cột sống).

• Chọc kim vào vị trí đã xác định một góc nghiêng về phía rốn trẻ.

• Từ từ đưa kim vào sâu khoảng 1 cm (có thể ít hơn nếu tuổi thai trẻ <37 tuần hoặc CNLS < 2500 gram). Khi kim đưa vào khoang dưới nhện sẽ có cảm giác tiếng “pop” nhẹ.

• Nếu dùng kim chọc dò tủy sống,rút bỏ thông nòng.

• Nếu chạm vào xương, thì không chỉnh hướng kim. Rút kim ra đến vùng dưới da rồi chọc lại, chỉnh mũi kim hơi hướng lên phía trên, về phía rốn của trẻ.

• Lấy dịch não tủy:
– 0,5-lml (khoảng 6 đến 10 giọt) cho mỗi lọ (3 hoặc 4 lọ):
– Lọ 1: nhuộm Gram, cấy vi trùng;
– Lọ 2: sinh hóa;
– Lọ 3 : đếm tế bào;
– Lọ 4: cấy virus hoặc làm test tìm kháng nguyên (tùy chỉ định);
– Nếu không thấy dịch não tủy chảy ra, xoay nhẹ kim;
– Nếu dịch não tủy không chảy ra, rút kim ra, chọc lại ở vị trí khe đốt sống L4-L5;
– Nếu có máu trong dịch não tủy, có thể kim chọc vào ống tủy gây chảy máu. Nếu dịch não tủy có chạm mạch, lấy dịch não tủy đủ để cấy và làm xét nghiệm.

• Rút bỏ kim, sau khi lấy xong dịch não tủy.

• Ấn nhẹ vào vị trí chọc cho đến khi hết chảy máu hoặc dịch não tủy.

• Dùng băng dán vị trí chọc dò

Dịch não tủy được thu thập

2. Biến chứng do chọc dò tủy sống

• Suy hô hấp.

• Nhiễm trùng.

• Thoát vị thân não.

• Chảy máu hoặc hình thành hematoma ở dưới màng cứng, dưới màng nhện, tủy sống hoặc nội sọ.

Tổn thương dây thần kinh tủy sống nếu chọc trên L2.

• Hình thành u dạng biểu bì ở tủy sống