Enter your keyword

Truyền máu và đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

1. Truyền máuTruyền máu cho trẻ sơ sinh

• Mỗi khi theo dõi, ghi nhận các thông tin của trẻ:
– Tổng trạng;
– Nhiệt độ;
– Nhịp tim;
– Nhịp thở;
– Bilan xuất nhập (dịch nhập đường miệng và truyền tĩnh mạch và lượng nước tiểu xuất);

• Ngoài ra ghi nhận thêm:
– Thời gian bắt đầu và kết thúc truyền máu;
– Thể tích và loại máu truyền;
– Mã số túi máu;
– Mọi tác dụng bất lợi.

2. Khi truyền máu

• Xem lại những nguyên tắc chung của việc sử dụng chế phẩm máu.

• Thiết lập đường truyền ngoại biên nếu chưa có.

• Trước khi bắt đầu truyền máu, kiểm tra (cùng với một thành viên khác trong nhóm, nếu có thể) để đảm bảo rằng:
– Đúng nhóm máu dùng cho trẻ, những thông tin của trẻ được ghi nhận rõ ràng, và máu đã được kiểm tra với máu của mẹ và trẻ. Trong trường hợp cấp cứu, sử dụng nhóm máu O;
– Túi máu truyền chưa bị mở và không rò rỉ;
– Túi máu không được để ngoài tủ lạnh quá 2 giờ, plasma không có màu hồng, hồng cầu không có màu xanh hoặc đen, và máu không bị đóng;
– Đường truyền tĩnh mạch phải thông suốt và kim sử dụng phải đủ lớn (ví dụ như 22-G) để máu không bị đóng trong kim trong khi truyền máu.

• Ghi nhận nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở của trẻ.

• Bỏ lớp bảo vệ khỏi túi máu, không chạm vào phần mở và gắn túi máu với bộ truyền máu.

• Mở nút chặn trên dây truyền của bộ truyền máu để máu chảy tới cuối dây truyền, sau đó khóa nút chặn.

• Tháo nút truyền máu của dây truyền, và gắn dây truyền vào bộ truyền máu ngay lập tức.

• Truyền toàn bộ máu, với tốc độ 15 – 20 ml/kg cân nặng khoảng 4 giờ.

• Theo dõi nhiệt độ và nhịp tim và nhịp thở của trẻ, và giảm tốc độ truyền xuống một nửa khi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ bắt đầu tăng.

• Truyền máu không được để máu ngoài môi trường hơn 4 giờ.

• Sử dụng máy truyền dịch để kiểm soát tốc độ dịch truyền, nếu có thể.

• Đảm bảo truyền đúng tốc độ.

• Khi kết thúc truyền máu, đánh giá lại trẻ. Nếu cần truyền máu tiếp, truyền với cùng tốc độ và thể tích

3. Đặt sonde dạ dày

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Có thể đặt sonde dạ dày thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Đặt thông qua đường mũi nếu trẻ thở bình thường, sử dụng sonde nhỏ nhất có thể. Đặt sonde thông qua đường miệng nếu cần nuôi ăn, dùng cho trẻ thở khó hoặc chỉ khi có sonde lớn.

a. Dụng cụ

• Găng sạch.

• Sonde sạch hoặc catheter tương đương với cân nặng của trẻ:
– Nếu cân nặng < 2 kg, sử dụng sonde 5-F.
– Nếu cân nặng > 2 kg, sử dụng sonde 6-F.

• Bút viết hoặc thước đo dẻo.

• Bơm tiêm 3- 5 ml (để hút dịch).

• Giấy quỳ xanh hoặc ống nghe.

• Bơm tiêm vô trùng dùng giữ sữa (nếu sonde dạ dày dùng để nuôi ăn).

• Nẹp sonde dạ dày (nếu sonde dùng để nuôi ăn).

• Băng dính.

b. Phương pháp

• Chuẩn bị dụng cụ.

• Rửa tay và đeo găng sạch.

• Ước lượng chiều dài cần thiết của sonde:
– Giữ sonde từ mép miệng hoặc cánh mũi tới dái tai và sau đó tới điểm giữa rốn và mũi ức, và đánh dấu trên sonde bằng bút hoặc một miếng dán ;
– Cách khác, ước lượng chiều dài bằng một thước đo dẻo, và đánh dấu chiều dài trên sonde với bút hoặc một mảnh băng dính.

• Gập nhẹ cổ trẻ và nhẹ nhàng đẩy sonde dạ dày qua đường miệng hoặc qua đường mũi tới khi đạt chiều dài cần thiết. Nếu sử dụng đường mũi:
– Nếu sử dụng một catheter mũi để cung cấp oxy, đặt sonde dạ dày vào cùng lỗ mũi, nếu có thể;
– Nếu sonde không vào lỗ mũi dễ dàng, thở lỗ mũi bên kia;
– Nếu sonde vẫn không vào dễ dàng, sử dụng đường miệng.