Enter your keyword

Thiết lập đường truyền cho trẻ

1. Thiết lập đường truyền

• Rất nhiều cách được sử dụng để thiết lập một đường truyền tĩnh mạch. Những cách thường được sử dụng ở trẻ:

– Tĩnh mạch ngoại biên trên mu bàn tay hoặc bàn chân (cách thông dụng và được ưa chuộng nhất);

– Tĩnh mạch trên cẳng tay, trước khuỷu, quanh mắt cá hoặc đầu gối (hạn chế tối đa sử dụng tĩnh mạch quanh đầu gối vì nguy cơ cao kim đụng xương);

– Tĩnh mạch da đầu.

• Trong trường hợp cấp cứu, nếu không thể nhanh chóng thiết lập được đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, dùng catheter tĩnh mạch rốn hoặc đường truyền trong xương.

2. Đường truyền tĩnh mạch

Đường truyền tĩnh mạch

a. Dụng cụ

• Găng sạch.

• Bông vô trùng ngâm trong dung dịch sát trùng.

• Bộ dung dịch truyền vô khuẩn (sử dụng máy truyền dịch nếu có).

• Kim luồn vô trùng (cathlon), nếu dùng để truyền máu thì phải đảm bảo kim đủ lớn để máu không đông trong kim khi truyền (kim 22-G).

• Băng dính.

• Cồn.

• Băng thun.

• Nẹp tay.

b. Phương pháp

• Chuẩn bị dụng cụ.

• Đảm bảo nguyên tắc vô trùng cơ bản.

• Chuẩn bị dịch truyền, đảm bảo bộ dịch truyền đầy dịch và không có khí. Thuyên tắc khí rất dễ xảy ra ở trẻ. Nguyên tắc cơ bản là phải đảm bảo bộ dịch truyền đầy dịch và không có một bóng khí nào trong bộ dịch truyền trước khi tiến hành truyền dịch.

• Rửa tay và đeo găng sạch.

• Chuẩn bị vùng da chích tĩnh mạch với bông tẩm dung dịch sát khuẩn, và chờ tới khi khô.

Sát khuẩn da bằng bông tẩm cồn

• Người phụ sẽ ấn trên da gần chỗ chích ngừa như ga rô.

– Nếu sử dụng tĩnh mạch trên bàn tay, bàn chân, cẳng tay hoặc cẳng chân, người phụ sử dụng ngón trỏ và ngón cái tạo thành vòng tròn giữ phần chi phía trên vị trí chích ngừa;

– Nếu sử dụng tĩnh mạch da đầu, người phụ ấn trên phần tĩnh mạch phía dưới vị trí được chọn để chích ngừa, hoặc sử dụng một dây thun (như ga rô) buộc xung quanh đầu bé.

• Đâm kim theo hướng tạo với bề mặt da một góc 15°, mặt vát của kim hướng lên trên:

– Nếu sử dụng bộ kim bướm, một lượng máu nhỏ sẽ xịt vào ống khi đâm trúng tĩnh mạch. Không đẩy kim đi sâu hơn;

– Nếu sử dụng kim luồn:
+ Khi máu tràn vào phần trung tâm của kim, rút dần nóng kim ra trong khi tiếp tục đẩy kim luồn vào;
+ Khi đoạn giữa của kim tới bề mặt da theo hướng đâm kim, rút hẳn nòng kim ra.

• Yêu cầu người phụ bỏ ngón cái và ngón tay ra khỏi chi của bé (hay tháo dây nếu chích tĩnh mạch da đầu).

• Nội bộ dịch truyền với bộ kim luồn hoặc kim bướm:

– Đảm bảo không có bóng khí trong bộ dịch truyền;

– Truyền dịch vào tĩnh mạch trong vài giây để chắc chắn rằng đường truyền

• Thông tốt. Dịch truyền sẽ chảy dễ dàng và không có khối sưng phồng quanh vị trí chích ngừa; Nếu khối sưng phồng lớn dần quanh vị trí truyền dịch, rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lặp lại chu trình chích ngừa ở một tĩnh mạch khác.

• Nếu sử dụng tĩnh mạch ở bàn tay, cẳng tay, bàn chân hoặc cẳng chân, bất động chi (ví dụ như sử dụng nẹp tay và băng dính hoặc bằng giấy mỏng) để hạn chế cử động.

• Cố định kim luồn hoặc bộ kim con bướm bằng cách sử dụng dải băng dính hoặc bằng giấy mỏng. Nếu có, thì sát trùng da bằng cồn trước khi dán băng dính.

• Kiểm tra vị trí truyền dịch mỗi giờ:

– Tìm dấu hiệu đỏ da hoặc khối sưng phồng quanh vị trí kim luồn, cho biết kim luôn không nằm trong tĩnh mạch và dịch đang chảy vào mô dưới da. Bất kỳ khi nào phát hiện vùng da đỏ hoặc khối sưng phồng, ngừng truyền dịch, rút kim, và thiết lập đường truyền mới ở một tĩnh mạch khác;

– Kiểm tra thể tích dịch truyền và so sánh với thể tích tính toán;

– Ghi nhận mọi theo dõi.

• Những dung dịch chứa đường glucose có thể gây hoại tử mô và không được cho phép truyền vào mô dưới da.

• Thay bộ truyền tĩnh mạch và túi dịch truyền mỗi 24 giờ, ngay cả khi túi còn dịch [chúng có thể là nguồn nhiễm khuẩn chính,( nhiễm khuẩn ngược dòng)].