Enter your keyword

Một số tình huống dùng máy thở đối với thở xâm lấn

I.MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

1. Áp lực đường thở cao:

Có nhiều nguyên nhân, trước nhất xem có nguyên nhân nào làm tắc đường dẫn khí hay không: bệnh nhân cắn
ống nội khí quản, nội khí quản bị gập, đàm trong ống nội khí quản,tắc ống nội khí quản do nút đàm hoặc máu, tình trạng co thắt phế quản, tràn khí, tràn dịch màng phổi, thở nhanh quá gây ra mất đồng bộ giữa máy thở và bệnh nhân,điều trị nguyên nhân. Nếu do co thắt phế quản, giảm Vt còn 5 – 6 ml/kg và chấp nhận tăng PaCO2 trong lúc chờ đợi hiệu quả của điều trị. Nếu sức đàn của phôi giảm thì giảm Vt (5 – 6 ml/kg) đồng thời tăng tần số thở để bảo đảm thông khí phút hoặc đổi dạng tốc độ dòng từ dạng hình chữ nhật sang dạng giảm dần hoặc chuyển từ thông khí thể tích sang thông khí áp lực.

Dùng máy đối với thở xâm lấn

2. Áp lực đường thở thấp:

áp lực đương thở thấp

Do đường dẫn khí bị sút, hở, thủng đường ống, bóng (cuff) nội khí quản không bơm.

3. Báo động thể tích thở ra/phút :

Hô hấp có thể do đường ống bị hở, có hiện tượng ứ khí phế nang (Gas trapping)thì thở ra ngắn không đủ thời gian để khí thoát ra hết hoặc bộ phận Flow transducer của van thở ra bị hư.

4. Kiềm hô hấp:

Do tăng thông khí, khí máu có pH tăng và PaC02 giảm: xem các khả năng
– Bệnh nhân thở nhanh có thể do sốt hoặc thiếu oxy —» điều chỉnh nguyên nhân, sau đó cho thuốc an thần để giảm bớt tần số thở.Cài tần số thở hoặc Vt cao so với nhu cầu của bệnh nhân:giảm tần số thở hoặc Vt hoặc cả hai, chú ý phần lớn bệnh nhân thở máy đều còn có thở tự nhiên với tần số lớn hơn tần số cài đặt vì vậy giảm tần số sẽ không có hiệu quả nên cân nhắc giảm Vt hoặc cho thuốc an thần:
– Đánh giá có thể chuyển sang mode thở SIMV hoặc PSV được không.

5. Toan hô hấp:

Do giảm thông khí, khí máu có pH giảm và tăng C02, xử trí bằng cách tăng Vt hoặc tần số hoặc tốc độ dòng (hoặc
chỉnh I/E = 1/3,1/4 đối với máy thở chu kỳ thời gian) hoặc cả ba.

6. Giảm Oxy

 

thiếu oxy

– Tăng Fi02.
– Cài PEEP nếu có tổn thương phổi lan tỏa cả hai bên.