Enter your keyword

Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch

I. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch (HCSHHCNK-Acuterespiratory distress syndrome) là hội chứng suy hô hấp cấp giảm oxy máu nặng, gây ra do nhiều nguyên nhân, có điểm chung là phản ứng viêm tại phổi gây tăng tính thấm thành mạch, tổn thương hàng rào phế nang mao mạch, dẫn đến phù mô kẽ phổi và ngập lụt phế nang.

Bệnh nhân suy hô hấp cấp

II. NGUYÊN NHÂN

1. Bệnh lý gây tổn thương phổi trực tiếp viêm phổi.

– Hít dịch vị vào phổi.
– Giập phổi.
– Thuyên tắc mỡ, thuyên tắc ối, thuyên tắc khí.
– Ngạt nước.
– Hít khói.
– Phù phổi sau tái tưới máu: sau ghép phổi hoặc lấy huyết khối động mạch phổi.

Ngạt nước gây suy hô hấp

2. Bệnh lý toàn thân gây tổn thương phổi gián tiếp

– Nhiễm khuẩn huyết.Chấn thương nặng có sốc và truyền nhiều máu.
– Thời gian tiến hành tim phổi nhân tạo kéo dài.
– Ngộ độc thuốc (thuốc phiện, thuốc rầy phospho hữu cơ,paraquat, salicylate…)
– Viêm tụy cấp.
– Sốc phản vệ.
– Tăng hoặc hạ thân nhiệt.
– Bỏng.Truyền máu và các chế phẩm của máu.
– Truyền các chất có hoạt tính sinh học (intérleukin-2 ).
– Ung thư.

III.CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1. Chẩn đoán:

Dựa vào tiêu chuẩn của hội nghị đồng thuận Âu-Mỹ về HCSHHCNK năm 1994 của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society) và Hội Hồi Sức Cấp Cứu châu Âu (European Society of Critical Care).Chẩn đoán khi bệnh nhân suy hô hấp cấp có đủ 3 tiêu chuẩn:Tỉ lệ Pa02/Fi02 < 200 bất kể mức PEEP được sử dụng để hỗ trợ hô hấp.X quang ngực thẳng có thâm nhiễm phổi hai bên.Áp lực động mạch phổi bít < 18 mmHg hoặc không có bằng chứng lâm sàng và X quang của sự gia tăng áp lực nhĩ trái.

2. Chẩn đoán phân biệt:

Với phù phổi do tim, dựa vào:Lâm sàng: tiền sử, bệnh lý hiện tại, yếu tố thúc đẩy.Cận lâm sàng: X quang ngực, siêu âm tim.Mục đích là cải thiện sự oxy hóa máu mà không làm gia tăng áp lực đường thở. Thời gian hít vào được kéo dài —> tỉ lệ I:E là 1:1, 2:1, 3:1.Không kéo dài thời gian hít vào trên mức này vì không cải thiện sự oxy hóa mà còn gây nhiều biến chứng.Cơ chế cải thiện oxy máu: tăng áp lực trung bình của đường tăng áp lực trung bình phế nang —> mở các phế nang bị xẹp và giữ cho phế nang không bị xẹp trở lại trong thì thở ra. Hiệu quả của thông khí với tỉ lệ I/E đảo ngược chậm, phải 4 – 6 giờ mới đánh giá được hiệu quả tối đa của nó.Bất lợi của thông khí với tỉ lệ I/E đảo ngược:
– Thời gian thở ra ngắn —> ứ khí phế nang —» tràn khí màng phổi.
– Ảnh hưởng trên huyết động: khi sử dụng r.E từ 3:1 trở lên gây giảm cung lượng tim dẫn đến tụt huyết áp (do PEEP nội sinh và tăng áp lực trung bình của đường thở).càng sử dụng thuốc an thần và dãn cơ liều cao để tránh tình trạng chống máy. Sử dụng lâm sàng: chỉ sử dụng thông khí với tỉ lệ I/E đảo ngược ở các trường hợp mà Sp02 < 88% (Pa02 < 55 Hg) với PEEP 24 cm H20 hoặc khi dùng PEEP mà áp lực bình nguyên của đường thở > 30 cmH2O.

phù phổi cấp do tim