Enter your keyword

Chẩn đoán , xử trí và tiêu chuẩn nhập viện của bệnh suy hô hấp

I. CHẨN ĐOÁN SUY HÔ HẤP

Mặc dù suy hô hấp có nhiều biểu hiện lâm sàng gợi ý nhưng chẩn đoán suy hô hấp phải dựa vào khí máu động mạch: Suy hô hấp giảm oxy máu: Khi Pa02 < 60mmHg.Suy hô hấp tăng thán khí: Khi PaC02 > 50mmHg và pH < 7,30.Ngoài ra, có một số phân chia khác xếp nhóm 3 là suy hô hấp thể phối hợp hoặc suy hô hấp ở bệnh nhân trong phẫu thuật do tình trạng xẹp phổi và nhóm 4 là những bệnh nhân cần phải đặt nội khí quản thở máy.

Bệnh nhân suy hô hấp cấp

II. XỬ TRÍ

Cần xác định tình trạng nguy kịch hoặc tình trạng hô hấp có thể điên tiên nhanh trong thời gian ngắn theo dõi tại cấp cứu để đặt nội khí quản sớm. Các trường hợp còn lại cần:Nằm đầu cao.

– Thở oxy để duy trì Sp02 > hoặc bằng 90% và lấy khí máu động mạch sau 30 phút.Tùy kết quả khí máu động mạch mà xử trí tiếp theo.Đối với các trường hợp bệnh lý nhạy cảm với oxy, cần cung cấp lượng oxy tối thiểu để đạt được yêu cầu 0 2 mà không làm tăng C 02 quá mức, đồng thời sử dụng các thuốc dãn phế quản, corticoid hợp lý.Trong trường hợp không cải thiện được cần phải tiến hành thở máy.Cài đặt thở máy ban đầu: Mode A/C với Vt 8-10ml/kg, tần số từ 18 -20 lần/phút, I: E là Fi02 từ 60% -100% sau đó điều chỉnh các thông số dựa vào kết quả khí máu động mạch. Cùng với việc cải thiện oxy máu, cần điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp như dẫn lưu màng phổi trong tràn khí màng phổi, chọc tháo dịch trong trường hợp tràn dịch màng phổi lượng nhiều, tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu chèn ép tim cấp…, soi phế quản hút đàm trong các trường hợp xẹp phổi do tắc đàm…

suy hô hấp cấp tính

– Đối với suy hô hấp tăng thán khí: Mục tiêu điều trị là thải C02 để duy trì pH ở mức chấp nhận được. Có khi vì mục tiêu oxy, chúng ta phải chấp nhận mức tăng C02 nhằm cải thiện Oxy cho mô trước. Trong các trường hợp này, liều Oxy sử dụng nên ở mức tối thiểu nhằm hạn chế khả năng tăng C 02 gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Bệnh cảnh suy hô hấp tăng thán khí thường gặp trong bệnh lý đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản hoặc dị dạng lồng ngực …

– Các thuốc dãn phế quản: Có nhiều dạng khác nhau. Khi bệnh nhân vào cấp cứu cần sử dụng các thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh như dạng định liệu sẵn xịt họng MDI, dạng phun khí dung, dạng tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch.

– Kháng sinh: Chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng. Tùy tình huống viêm cộng đồng hay viêm phổi bệnh viện mà sử dụng kháng sinh hợp lý.

– Corticoid: Là thuốc lựa chọn hàng đầu trong suy hô hấp do hen phế quản. Nên đánh giá việc sử dụng corticoiđ trước đó để sử dụng loại corticoid thích hợp. Trong COPD, corticoid cũng có tác dụng trong một số trường hợp.

– Cần bảo đảm cân bằng nước và điện giải và bảo đảm thể tích tuần hoàn

– Thở máy không xâm lấn: Trong suy hô hấp tăng C02 máu,cần chỉ định thở máy không xâm lấn trước khi chỉ định thở máy xâm lấn. Tuy nhiên, cần đảm bảo điều kiện để theo dõi sát tình trạng bệnh nhân nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp không đáp ứng với thở máy không xâm lấn.Trong trường hợp suy hô hấp phối hợp, cần ưu tiên mục tiêu oxy trước sau đó xử trí tình trạng tăng C02.

III. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

– Tất cả các trường hợp suy hô hấp cấp cần hỗ trợ oxy.

– Tình trạng bệnh nhân chưa ổn định, cần sử dụng oxy, dịch truyền và thuốc đường tĩnh mạch.Nhập Khoa Hô hấp khi chỉ có tổn thương, bệnh lý ở phổi gây suy hô hấp.

– Nhập khoa ngoại lồng ngực khi các bệnh lý có chỉ định can thiệp ngoại khoa hoặc chấn thương.Nhập ICƯ: Suy hô hấp kèm tổn thương nhiều cơ quan,choáng nhiễm trùng từ đường hô hấp đang phải dùng vận mạch liều cao, hoặc cần phải thở máy có cài đặt PEEP.

– Cần đảm bảo oxy và đường thở trong quá trình vận chuyển.Cân nhắc việc đặt nội khí quản sớm để bảo đảm an toàn trên đường vận chuyển.