Enter your keyword

Biến chứng của tăng huyết áp trong bệnh đột quỵ não và điều trị

Biến chứng của tăng huyết áp trong bệnh đột quỵ não và điều trị

Đại cương

Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Uỷ ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ (1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg.

Các mức độ tăng huyết áp

phân độ tăng huyết áp là gì

Phân độ tăng huyết áp

Tăng huyết áp cấp tính được xác định khi huyết áp >= 180/110 mmHg và kèm theo dấu hiệu tổn thương các cơ quan đích khác như: tim, não bộ, thận hoặc mắt.

Mục đích của việc kiểm soát huyết áp chính là làm giảm tần suất các biến chứng tim mạch, não và các cơ quan khác.

Các biến chứng của bệnh THA là gì ?

Biến chứng trên các cơ quan

THA có thể kéo theo nhiều biến chứng ở các mức độ khác nhau:

  • Tim mạch: phì đại tâm thất trái và/hoặc suy tim trái hoặc phải, thiểu năng động mạch vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim).
  • Não bộ: tai biến mạch máu não do thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc kéo dài, xuất huyết  não, rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ.
  • Mạch máu: bệnh động mạch chi dưới, phình động mạch chủ bụng
  • Thận: giảm độ lọc cầu thận, proteine niệu, microalbumine niệu, suy thận.
  • Bệnh về mắt: tăng áp lực nhãn cầu.

Biến chứng tai biến mạch máu não

Ở tất cả các khu vực đã được nghiên cứu trên thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ.

Khi huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dòng máu mạnh hơn, làm tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein máu, do đó làm vữa xơ động mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến do hình thành huyết khối và các mảng xơ vữa gây tắc mạch.

Huyết khối và mảng xơ vữa gây tắc mạch

Huyết khối và mảng xơ vữa gây tắc mạch

Kiểm soát tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tần suất đột quỵ nói chung và đột quỵ nhồi máu não nói riêng.

Điều trị tăng huyết áp ở đối tượng đột quỵ và bệnh mạch máu não

  • Nếu có xuất huyết nội sọ và huyết áp tâm trương (HATT) trên  220mmHg: có thể sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch liên tục kèm theo dõi huyết áp chặt chẽ để hạ (HATT). Hạ nhanh HATT đến dưới 140 mmHg từ 150 – 220 mmHg không có lợi ích giảm tử vong và có thể gây hại.
  • Trong đột quỵ cấp do thiếu máu cuc bộ: nên giảm chậm HA xuống dưới 185/110 mmHg trước khi điều trị tan huyết khối và duy trì dưới 180/105 mmHg trong vòng ít nhất 24h sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Khi bệnh nhân bị đột quỵ đã ổn định và HA trên 140/90 mmHg, có thể bắt đầu dùng hoặc dùng lại liệu pháp điều trị tăng huyết áp trong thời gian nằm viện.
  • Đối tượng không trải qua liệu pháp tái tưới máu với thuốc tan huyết khối hoặc điều trị nội mạch: nếu HA ≥220/120 mmHg, lợi ích của việc hạ áp là chưa rõ ràng, nhưng có thể xem xét hạ 15% HA trong vòng 24h sau cơn đột quỵ. Tuy nhiên, điều trị ban đầu hay tái điều trị khi HA < 220/120 mmHg trong vòng 48 – 72h đầu sau cơn đột quỵ cấp do thiếu máu cục bộ không mang lại hiệu quả.

Phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ do cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) nên bắt đầu bằng tái điều trị sau vài ngày đầu của biến cố để giảm tái phát.

  • Điều trị với ACEI hoặc ARB và thuốc lợi tiểu thiazid mang lại hiệu quả.
  • Đối tượng chưa được điều trị THA trước đó và những bệnh nhân có HA≥140/90 mmHg: nên bắt đầu liệu pháp điều trị THA một vài ngày sau ngày đầu tiên biến cố được ghi nhận.
  • Lựa chọn thuốc dựa trên tình trạng bệnh.
  • Mục tiêu <130/80 mmHg thích hợp cho những bệnh nhân đột quỵ, TIA hoặc đột quỵ ổ khuyết.
  • Đối tượng đột quỵ do thiếu máu cục bộ và chưa từng điều trị THA trước đó: chưa có bằng chứng chứng minh lợi ích điều trị khi HA <140/90 mmHg.

Tài liệu tham khảo

2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults

A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines