Enter your keyword

Phòng ngừa viêm phổi do hít ở các bệnh nhân hôn mê

1. Phòng ngừa viêm phổi do hít ở các bệnh nhân hôn mê

Viêm phổi bệnh viện

– Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao 30º – 45º nếu không có chống chỉ định.

– Vệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát khuẩn, tốt nhất dùng chlohexidine 0,12%

– Dùng ống hút đờm vô khuẩn cho mỗi lần hút hoặc dùng hệ thống hút đờm kín nếu có điều kiện. Dùng nước vô khuẩn để làm sạch ống hút đờm trong quá trình hút. Không nên bơm nước vào ống nội khí quản/mở khí quản trước khi hút. Thay dây hút nối từ ống hút đến máy hút hàng ngày hoặc khi dùng cho người bệnh khác. Thay bình hút hàng ngày hoặc khi dùng cho người bệnh khác.

– Thường xuyên kiểm tra vị trí ống thông nuôi ăn, đánh giá nhu động ruột, kiểm tra thể tích tồn dư của dạ dày để điều chỉnh thể tích và tốc độ nuôi ăn.

2. Chăm sóc người bệnh có ống nội khí quản, ống mở khí quản, thông khí hỗ trợ khác

a. Người bệnh có đặt ống nội khí quản

Quy trình chăm sóc bệnh nhân có đặt ống nội khí quản

 

– Hút sạch chất tiết ở vùng miệng, hầu, họng, trước khi đặt và rút ống nội khí quản. Với ống nội khí quản có đường hút trên bóng chèn phải hút ra trước khi xả hơi bóng chèn.

– Ngừng cho ăn trước khi rút ống nội khí quản.

– Nếu tiên lượng cần để ống nội khí quản dài ngày nên dùng loại ống có đường hút trên bóng chèn để hút chất tiết vùng dưới thanh quản.

– Chú ý: cần cố định tốt ống nội khí quản sau khi đặt.

b. Người bệnh có đặt ống mở khí quản

–  Đảm bảo quy định vô khuẩn phẫu thuật khi mở khí quản và khi thay ống mở khí quản.

– Thay băng và cố định ống mở khí quản đúng kỹ thuật và đảm bảo vô khuẩn.

– Ngừng cho ăn trước khi rút ống mở khí quản.

c. Người bệnh có thông khí nhân tạo

– Ưu tiên sử dụng thông khí hỗ trợ không xâm nhập nếu không có chống chỉ định.

– Hạn chế sử dụng thuốc an thần nếu không thật cần thiết.

– Thường xuyên đổ nước đọng trong dây thở, bộ phận chứa nước đọng, bẫy nước.

– Khi hút đờm hoặc đổ nước đọng trong dây thở, chú ý tránh làm nước chảy ngược từ dây thở vào ống nội khí quản.

– Dây thở, phải để ở vị trí thấp hơn đầu ngoài của ống nội khí quản.

– Sử dụng nước vô khuẩn cho bộ làm ẩm của máy thở.

-Có thể sử dụng bộ giữ ẩm (mũi giả) thay cho bình làm ẩm. Thay bộ giữ ẩm mỗi 48 giờ hoặc khi bị bẩn.

– Thay dây thở và bộ làm ẩm khi thấy bẩn, không cần thay định kỳ.

3. Chăm sóc người bệnh sau mổ

– Hướng dẫn người bệnh cách ho, thở sâu đặc biệt những người bệnh có nguy cơ viêm phổi cao.

– Tiến hành vật lý trị liệu cho người bệnh có nguy cơ viêm phổi cao.

– Cần kiểm soát tốt đau sau mổ.