Ngộ độc
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỘ ĐỘC CẤP
Ngộ độc cấp thường gặp không chỉ ở nước ta mà còn ờ các nước đang phát triển mạnh, tử vong chung khoảng 10 -12% (Vụ điều trị -Bộ Y tế 1998).Ba nhóm đối tượng dễ ngộ độc cấp:Trẻ nhỏ ( 1 – 4 tuổi).Người lớn có nghề nghiệp hay quan hệ liên quan đến độc chất.Tự tử: chiếm tỷ lệ cao (60% – 70%).Chất gây ngộ độc:Được nhận biết qua chai, lọ, bao bì, vỏ thuốc do bệnh nhân,thân nhân… cung cấp.Dấu hiệu lâm sàng điển hình.Số lượng chất độc; chất độc kèm theo.Sơ cứu ban đầu trước bệnh viện (rửa dạ dày, than hoạt, hồi sức …).
II. KHÁM LÂM SÀNG
Đánh giá dấu hiệu sống: mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác.Thân nhiệt: nguyên nhân môi trường (nóng, lạnh) hay do độc chất.Các hội chứng ngộ độc (có thể do nhiều chất độc khác nhau).Các biến chứng thứ phát do ngộ độc.
– Biến chứng hô hấp.Biến chứng tim mạch.
– Biến chứng thần kinh.Bệnh lý có sẵn: có thể làm tăng dấu hiệu nặng.
Biện pháp loại.bỏ chất độc có hiệu quả nhất trong 60 phút đầu.> Chỉ định:Ngộ độc do uống trong vòng 2 – 3 giờ. Không gây nôn được.Lấy dịch dạ dày tìm độc chất, cho than hoạt.Chống chỉ định: Bệnh nhân lơ mơ, mê (tránh sặc vào phổi), cầnthiết phải đặt NKQ, bơm bóng chèn trước rửa.Uống chất ăn mòn (acid, kiềm). Kỹ thuật: Bệnh nhân nghiêng trái, đầu thấp.Dùng nước muối sinh lý hay nước pha muối(4g/l), mỗi lần 200ml (hoặc 50ml ở trẻ em) rửa tới khi sạch (từ 5 – 1 0 lít/1 lần rửa). Lặp lại sau 3 – 4 giờ nếu cần. Than hoạt: hấp thu độc chất.Chỉ định: độc chất có trong dạ dày – ruột
.Chống chỉ định: Bệnh nhân mê, co giật hoặc uống chất ăn mòn; cần cân nhắc đó gây khó khăn cho nội soi tiêu hóa. Kỹ thuật: 1 – 2g/Kg hòa trong 100 ml nước, uống hoặc bơm qua ống thông dạ dày, có thể lặp lại liều 20 – 30g mỗi 4 giờ/lần.Thuốc nhuận trường: Tăng đào thải độc chất ra ngoài, chỉ định khi bệnh nhân không có suy thận, suy tim, tăng huyết áp.Truyền dịch và iốt tối thiểu: Điều kiện huyết áp ổn và chưa có suy thận.Thận nhân tạo hay lọc máu:Siêu lọc (hemoperíusion): Lọc độc có hiệu quả kể cả khi huyết động không ổn định.
III. CẬN LÂM SÀNG
Điện tâm đồ.
– X quang phổi (bụng, xương nếu cần).
– Công thức máu, điện giải đồ, đường huyết.Phân tích khí máu.
– Khoảng trống điện giải.
-Điện não và điện não đồ (nếu cần).
– Soi phế quản và xét nghiệm đàm (nếu cần).
– Soi thực quản – dạ dày (ngộ độc chất ăn mòn).
– Xét nghiệm độc chất: cần thiết phải định lượng.
+ Tìm độc chất trong dạ dày, máu, nước tiểu và vật phẩm nghĩ là tác nhân gây ngộ độc.
+ Cần có định hướng độc chất.