Enter your keyword

Liệu páp oxygen

1. Ống thông mũi

• Sử dụng ống thông 8-F. Nếu ống thông 8- F quá lớn, sử dụng ống thông 6-F.

• Xác định chiều dài ống cần đặt bằng cách đo khoảng cách từ lỗ mũi đến bờ trong lông mày

• Nhẹ nhàng đưa ống thông vào mũi. Nếu ống thông dạ dày đã có ở một lỗ mũi, nhét ống thông vào cùng một lỗ mũi, nếu có thể.

• Đảm bảo rằng ống thông được đặt đúng vị trí:

– Nhìn vào miệng của trẻ;

– Ống thông không được nhìn thấy ở mặt sau của miệng;

– Nếu ống thông có thể nhìn thấy ở mặt sau của miệng, kéo ống thông ra từ từ cho đến khi-nó không còn nhìn thấy được.

• Điều chỉnh lưu lượng của oxy để đạt được nồng độ mong muốn.

• Thay ống thông mũi hai lần mỗi ngày. Cung cấp oxy qua mặt nạ trong khi làm sạch và khử trùng các ống thông, nếu cần thiết.

2.Hộp trùm đầu

• Đặt một hộp qua đầu của bé.

• Đảm bảo rằng đầu của trẻ ở trong hộp, ngay cả khi bé cử động.

• Điều chỉnh lưu lượng của oxy để đạt được nồng độ mong muốn.

3. Mặt nạ

Trẻ sơ sinh thở bằng mặt nạ khí

• Đặt mặt nạ trùm qua miệng và mũi của trẻ.

• Bảo đảm mặt nạ ở đúng chỗ bằng cách sử dụng dây thun hoặc một miếng băng dính.

• Điều chỉnh lưu lượng oxy để đạt được nồng độ mong muốn.

4. Lồng ấp

• Sử dụng hộp trùm đầu, theo các hướng dẫn, hoặc kết nối oxy trực tiếp cho các lồng ấp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

• Điều chỉnh lưu lượng của oxy để đạt được nồng độ mong muốn.

5. Nguồn oxy

Đảm bảo rằng nguồn oxy luôn có sẵn. Sử dụng oxy là tốn kém và có thể gây nguy hiểm, vì vậy chỉ sử dụng oxy trong những tình huống cần thiết và ngưng càng sớm càng tốt.

Có ba nguồn chính cung cấp oxy, được mô tả dưới đây. Oxy được dẫn từ nguồn đến trẻ bằng ống nhựa trơn. Mặt nạ có thể cung cấp oxy nồng độ cao nên luôn phải có sẵn trong trường hợp trẻ diễn tiến nặng.

6. Theo dõi đáp ứng của trẻ với oxygen

• Sử dụng máy đo oxy qua da để đảm bảo trẻ nhận được một nồng độ oxy đủ.

• Nếu máy đo oxy không có sẵn, theo dõi các dấu hiệu oxy hóa của trẻ bằng cách đánh giá xem trẻ có dấu hiệu thở khó hoặc tím trung ương hoặc không (lưỡi và môi màu xanh) (lưu ý rằng những dấu hiệu này không thể phân biệt giữa nồng độ oxy đủ và nồng độ oxy trong máu cao quá mức):

Trẻ bị tím tái trung ương, một dấu hiệu trẻ cho biết trẻ không nhận được đủ oxy. Nếu trẻ có dấu hiệu tím tái trung ương, tăng nồng độ oxy ngay lập tức và tiếp tục cho đến khi hết tím.

– Nếu thở khó trung bình đến nặng, cung cấp oxygen với lưu lượng trung bình;

– Khi hơi thở của trẻ bắt đầu cải thiện (ví dụ như nhịp thở về mức bình thường, giảm bị co lõm ngực và rên), giảm lưu lượng oxy;

– Khi nhịp thở của trẻ trong giới hạn bình thường và không có dấu hiệu thở khó (ví dụ như: co lõm ngực hoặc thở rên thì thở ra), ngưng oxy và quan sát trẻ trong 15 phút:

– Nếu lưỡi và môi của bé vẫn còn hồng, không cần cung cấp thêm oxy. Quan sát tình trạng tím trung ương mỗi 15 phút trong giờ tiếp theo;

– Nếu tím trung ương xuất hiện trở lại tại bất kỳ thời điểm nào, cung cấp lại oxygen theo lưu lượng cuối cùng được sử dụng;

– Tiếp tục quan sát trẻ trong vòng 24 giờ sau khi ngưng oxy.