Enter your keyword

Hiện tượng gãy xương ở trẻ sơ sinh

Gãy xương.

Gãy xương

a. Điều trị.

• Xác định chuẩn đoán bằng phim X -quang, nếu có thể.

• Đỡ trẻ nhẹ nhàng khi di chuyển hoặc xoay trẻ, và hướng dẫn bà mẹ cách làm. Tránh cử động phần chi bị gãy càng ít càng tốt.

• Cố định chi để giảm đau cho trẻ khi bế trẻ.

• Nếu bà mẹ đủ khả năng chăm sóc trẻ và không còn vấn đề nào cần nằm viện, cho trẻ xuất viện.

• Giải thích cho bà mẹ biết rằng xương gãy sẽ tự lành và thường không có biến dạng nào về sau. Trẻ sẽ có can xương ở chỗ xương gãy cho đến 2-3 tuần tuổi. Đây là tiến trình lành xương bình thường.

• Theo dõi trong 1 tháng để xác định xương gãy đã lành. Giới thiệu trẻ đến trung tâm chỉnh hình khi xương gãy chưa lành hoặc xương bị biến dạng nặng.

b. Gãy xương cánh tay.

• Đặt một lớp vải coton/gạc lót giữa vùng cánh tay bị ảnh hưởng với ngực trẻ, lót từ nách xuống tới khuỷu.

• Băng  bó phần trên cánh tay vào ngực bằng băng cuộn.

• Gấp khuỷu của tay bị ảnh hưởng ở vị trí 90°, dùng một băng cuộn khác quấn phần cẳng tay ngang bụng, để hở phần rốn.

• Kiểm tra ngón tay 2 lần/ngày trong 3 ngày (trẻ không cần nằm viện nếu bà mẹ có thể đưa trẻ đến viện mỗi ngày):
– Nếu ngón tay trẻ bị xanh tím hoặc sưng phù, tháo băng cuộn và băng lại lỏng hơn;
– Nếu phải băng lại, tiếp tục theo dõi tình trạng ngón tay trẻ thêm 3 ngày.

• Dặn bà mẹ đưa trẻ quay trở lại tái khám sau 10 ngày để tháo băng cuộn.

c. Gãy xương cẳng tay.

Gãy xương cẳng tay

• Nếu cử động tay làm trẻ khóc, cố định tay trẻ như cố định gãy xương cánh tay.

• Dặn bà mẹ đưa trẻ quay lại tái khám sau 5 ngày để tháo băng cuộn.

d. Gãy xương đùi.

• Đặt trẻ nằm ngửa và kê một cái nép bên dưới trẻ từ eo xuống dưới gối của chân bị ảnh hưởng.

• Dùng băng cuộn đàn hồi quấn quanh và nẹp cố định xung quanh phần eo trẻ và quấn quanh từ đùi xuống dưới gối. Nhớ để hở phần rốn.

• Kiểm tra ngón chân 2 lần/ngày trong 3 ngày (trẻ không cần nằm viện nếu bà mẹ có thể đưa trẻ đến khám mỗi ngày):
– Nếu ngón chân trở nên xanh tím hoặc sưng phù, tháo băng cuộn và băng lại lỏng hơn;
– Nếu băng lại băng cuộn, tiếp tục theo dõi tình trạng ngón chân thêm 3 ngày.
• Dặn bà mẹ đưa trẻ quay lại tái khám sau 14 ngày để tháo nẹp