Tiếp cận bệnh nhân suy hô hấp tại cấp cứu
I. ĐẠI CƯƠNG:
Bệnh nhân suy hô hấp là tình trạng mà cơ thể không cung cấp đủ oxy cho mô và hoặc không bảo đảm chức năng đào thải C02 ra ngoài.
II. NGUYÊN NHÂN
– Tại phổi: Viêm phổi, phế quản phế viêm, phù phổi cấp, tràn dịch, tràn khí màng phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CQPD), xẹp phổi, hen phế qụản, bụi phộổi, ung thư phế quản phế nang…
– Ngoài phổi: . Các tổn thương trung khu hô hấp (Ngộ độc thuốc , thuốc mê, thuốc phiện), tổn thương não, màng
não (Chấn thương, viêm, u não), tổn thương thần kinh cơ(Uốn ván, bệnh nhược cơ, bệnh dại..)
– Bệnh iý thành ngực: Gù vẹo, biến dạng .lồng ngực, liệt cơ hô hấp, béo phì, cắt xẹp thành ngực….
.
III. TIẾP CÂN BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP TẠI CẤP CỨU
. Suy hô hấp không chỉ là biểu hiện của bệnh lý hô hấp mà có thể là biểu hiện tình trạng bệnh lý của các cơ quan khác có liên quan đến quá trình hô hấp. Việc tiếp cận đầy đủ các thông tin tiền sử, bệnh sử,khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán nhanh, xử trí kịp thời đặc biệt là chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp.X quang phổi và khí máu động mạch là hai xét nghiệm không thể thiếu đối với bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp.
– Khai thác tiền sử:
+ Hút thuốc lá: số điếu trong ngày và số năm hút.
+ Bệnh phổi: Lao phổi, xơ phổi, dãn phế quản, bệnh phổi nghề nghiệp.
+ Ho đàm kéo dài: Ho kéo dài về mùa lạnh kèm khạc đàm là dấu hiệu của viêm .phế quản mạn, ho khạc đàm nhầy,
50 nhiều lớp là dấu hiệu của dãn phế quản, ho khạc đàm có máu là dấu hiệu của lao, ung thư, giãn phế quản…
– Bệnh sử: ■
+ Sốt: Cần khai thác kỹ tính chất sốt. Thường sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nhưng đôi khi không do vi trùng.
+ Ho: có đờm hay không, số lượng, tính chất, màu sắc đờm …
+ Đau ngực: Khai thác tính chất đau ngực để phân biệt đau ngực của phổi, màng phổi hay đau ngực do bệnh lý mạch vành.
+ Khó thở.
– Lâm sàng: Theo các bước nhìn, sờ, gõ, nghe.
– Cận lâm sàng: Tùy theo hướng chẩn đoán trên lâm sàng nhưng tối thiểu phải có các xét nghiệm sau:
+ CTM, ĐH, BUN, Creatinin, lon đồ.
+ X quang phổi, nếu tình trạng bệnh nhân cho phép nên chụp cả phim thẳng và phim nghiêng. ECG, siêu âm
màng phổi và siêu âm tim chỉ có giá trị trong một số trường hợp bệnh lý cụ thể.
+ Cấy máu, cấy đàm nếu nghi ngờ nhiễm trùng, từ đường hô hấp. BK đàm thường không thực hiện tại cấp cứu.
+ Một số xét nghiệm sinh hóa máu khác hoặc các xét nghiệm dịch lấy ra từ các khoang như tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, dịch ổ bụng… thực hiện trong một số trường hợp để chẩn đoán nguyên nhân.
+ Khí máu động mạch: Thường nên thực hiện sau 30 phút cho bệnh nhân thở oxy hoặc cài đặt máy thở để cơ thể
đạt được tình trạng ổn định, cần lấy mẫu đúng kỹ thuật và nên là xét nghiệm ngay để có kết quả tin cậy.Tiếp cận bệnh nhân suy hô hấp tại cấp cứu 51