Viêm màng não mủ
Contents
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm màng não mủ (VMNM) là hiện tượng nhiễm trùng của các màng bao bọc não và tủy sống do sự xâm lấn của các loại vi trùng sinh mủ, được xác định bằng sự hiện diện của một số lớn bạch cần đa nhân trung tính (BCĐNTT) trong dịch não tủy.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng điển hình bao gồm:Cơ năng: sợ ánh sáng, đau đầu, sốt cao, buồn nôn, nôn ói (kiểu
ói vọt), táo bón.Thực thể: có các dấu: cổ cứng, Kernig, Brudzinski và vạch màng não.
Một số biểu hiện khác có thể kèm theo:Dấu thóp phồng (ờ trẻ nhũ nhi); rash hồng ban; dấu hiệu thần kinh: rối loạn tri giác (thường gặp ở người già), liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt dây sọ, điếc tai, co giật v.v…
1.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm khác
– Bạch cầu máu: gia tăng, phần lớn là bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT).” Cấy máu, cấy bệnh phẩm từ các ổ nhiễm trùng: tìm tác nhân gây bệnh.Các xét nghiệm về chức năng thận hay ion đồ: thay đổi khi bệnh diễn tiến nặng, nhất là có biểu hiện giảm natri máu khi bị phân tiết ADH không thích hợp.
– X-quang: giúp phát hiện ổ nhiễm trùng tiên phát ờ ngực, xoang, xương chũm V .V …
-Chụp CT scan hay MRI ‘đần: thực hiện trong trường hợp sốt dai dẳng, tăng áp lực nội sọ, có dấu thần kinh định vị hay co giật giúp phát hiện các ổ áp-xe, dãn não thất, tụ mủ dưới màng cứng v.v…
2 . Chẩn đoán nguyên nhân
Dựa vào kết quả cấy DNT để xác định tác nhân gây bệnh. Kết quả cấy máu hay cấy bệnh phẩm từ ổ nhiễm trùng có thể giúp xác định tác nhân gây bệnh.
3, Chẩn đoán phân biệt
– VMN do tác nhân khác (lao, nấm, siêu vi, hóa chất, lupus…vv).
– Nhiễm trùng cạnh màng não gây phản ứng màng não.
– Bệnh ác tính di căn màng não, tai biến mạch máu não, sốt rét ác tính thể não v.v…
III. ĐIỀU TRỊ
Có chỉ định điều trị ngay khi có chẩn đoán VMNM lâm sàng.
1. Thuốc kháng sinh:
Cách chọn kháng .sinh theo kinh nghiệm lúc khởi đầu và điều chỉnh kháng sinh thích hợp khi có kháng sinh đồ.
2. Kháng viêm:
dexamethasone được dùng ngay với liều kháng sinh đầu tiên trong VMN Liều khuyến cáo: 0,15mg/kg cân nặng mỗi 6 giờ trong 2 — 4 ngày.
3. Điều trị nâng đỡ
– Chống táo bón, hạ sốt giảm đau, an thần, băng dạ dày.
– Điều trị những bệnh lý kèm theo nếu có, chú ý vấn đề tương tác thuốc có khả năng làm giảm nồng độ thuốc đặc trị.
IV. BIẾN CHỨNG
Viêm màng não là loại bệnh lý có thể có nhiều biến chứng,không chỉ tùy thuộc vào điều trị sớm hay trễ, phù hợp hay không phù hợp, mà còn tùy theo tác nhân gây bệnh.
– Nhiễm trùng: nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm
mủkhớpv.v…
– Biến chứng thần kinh: rối loạn thị giác, điếc tai, co giật, liệt nửa người v.v…
– Áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch sâu nội sọ, não úng thủy, tràn dịch, tràn mủ màng cứng v.v…