Enter your keyword

Thở khó trung bình

1. Thở khó trung bình không do bệnh màng trong.

Trẻ rút lõm ngực

• Cho oxy lưu lượng trung bình hoặc thở NCPAP sớm (đặc biệt ở trẻ sinh non).

• Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, cho dịch nhu cầu theo tuổi và cân nặng trong 12 giờ đầu tiên.

• Theo dõi sát nhịp thở, rút lõm ngực hoặc thở rên thì thở ra, và cơn ngưng thở mỗi 3 giờ cho đến khi trẻ không còn cần nhu cầu oxy, và tiếp tục theo dõi thêm 24 giờ.

• Nếu trẻ không cải thiện hoặc diễn tiến xấu hơn sau 2 giờ, điều trị như bị thở khó nặng.

• Theo dõi sự đáp ứng của trẻ với oxy.

• Khi bắt đầu thấy trẻ cải thiện:
– Bắt đầu cho ăn sữa qua sonde.
– Khí oxy không còn cần thiết, bắt đầu cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ không thể bú được, ăn sữa đường miệng bằng phương pháp thay thế.

• Nếu môi lưỡi trẻ hồng, không cần oxy trong ít nhất 1 ngày, trẻ không bị thở khó và bú tốt, và không có triệu chứng nào cần nhập viện thì cho trẻ xuất viện.

2. Thở khó trung bình do bệnh màng trong.

Trẻ thở oxy

• Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, cho dịch nhu cầu theo tuổi và cân nặng trong 12 giờ đầu tiên.

• Chỉ định NCPAP ngay từ đầu. Theo dõi sát nhịp thở, rút lõm ngực hoặc thở rên khi thở ra, và cơn ngưng thở mỗi 3 giờ, theo dõi sát nhu cầu Fi02 và Sp02 qua da, để có chỉ định surfactant nếu có điều kiện.

• Trẻ < 27 tuần tuổi thai, nên chỉ định Surfactant phòng ngừa sớm.

• Nếu tự thở tốt và nhu cầu Fi02 < 40%, CPAP tiếp tục được chỉ định.

• Sơ sinh suy hô hấp với pH < 7,25 hoặc nhu cầu oxy > 40%, đặt nội khí quản và bơm Surfactant.

• Cai máy thở sớm và thở NCPẠP nếu trẻ tự thở tốt, nhu cầu Fi02 < 30%

• Suy hô hấp nặng ngay từ đầu nên đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ:
– pH < 7,20 và pa02 >60 mmHg.
– Giảm oxy máu nhiều với Pa02 < 60 mmHg với Fi02 > 70%.
– Ngưng thở kéo dài, tái diễn thường xuyên
• Theo dõi sát nhịp thở, rút lõm ngực, thở rên thì thở ra, và cơn ngưng thở mỗi 3 giờ cho đến khi trẻ không còn cần nhu cầu oxy. Tiếp tục theo dõi sát 24 giờ kế tiếp.

• Khi tình trạng bé cải thiện hơn:
Bắt đầu cho ăn sữa qua sonde;
Khi trẻ không cần hỗ trợ oxy hoặc NCPAP, cho tập bú. Nếu trẻ không bú được, ăn sữa đường miệng bằng phương pháp thay thế.

• Nếu môi lưỡi trẻ hồng, không cần nhu cầu oxy ít nhất 1 ngày, trẻ không bị thở khó và bú tốt, không còn cần những biện pháp chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non nhẹ cân. Chăm sóc thường xuyên cần thiết cho trẻ sinh non nhẹ cân cho đến khi trẻ có thể xuất viện.