Tăng huyết áp cấp cứu
I. Đại cương
Theo JNC và nhiều tác giả: HA “bình thường” = HA tâm thu< 120 mnHg và HA tâm trương < 80mmHg. Tăng huyết áp (THA) nặng = HA tâm thì > 100 mmHg hoặc HA tâm trương > 120mmHg.Cơn THA (Hypertensive crisis) bao gồm các thể lâm sàng: THA-cấp cứu (Hypertensive ẹmergency) và..THA khẩn cấp (Hypertensiveurgency).THA cấp cứu biểu hiện bởi nhiều hội chứng bằng THA nặng cộng với tổn thương cơ quan đích cấp tính. Chẩn đoán phân biệt THA + tổn thương cơ quan đích mạn tính không có triệu chứng thì không phải là cấp cứu. Còn THA khẩn cấp là THA không có tổn thương cơ quan đích cấp tính. THA “giả cấp cứu”(pseudoemergency) là HA gia tăng cấp tính do phóng thích cường giao cảm do một kích hoạt sinh lý (đau, trạng thái kích động,…).
II. Lâm sàng
1.THA cấp cứu
Là THA kèm theo rối loạn chức năng cơ quan đích cấp tính cần thiết phải điều chỉnh HA ngay tại ICU hoặc để giảm tổn thương mô và biến chứng lâu dài. Chậm trễ có thể gây tổn thương cơ quan không hồi phục và tử vong. THA tiến triển hoặc ác tính và bệnh lý não do THA là những THA cấp cứu điển hình nhất.
– THA tiến triển hoặc ác tính: HA tăng dữ dội (HA trung bình > 120mmHg), xuất huyết võng mạc hai bên, và xuất tiết
trong THA tiến triển, phù gai thị trong THA ác tính.
– Bệnh lý THA: đau đầu, bứt rứt, rối loạn tri giác do HA tăng nặng đột ngột. Bệnh lý não do THA xảy ra khi phù
não do THA vượt quá khả năng tự điều chỉnh của não. Tình trạng này thường xảy ra ở người bình áp bị THA nhanh
và nặng. Bệnh nhân THA thường “đề kháng” hơn vì hệ thống tự điều chỉnh đã thích nghi với HẠ cao mạn tính.Bệnh
lý nào xảy ra trên những bệnh nhân này thường liên quan đến HA cao bất thường (vd HA tâm trương > 100mmHg). Tri giác hồi phục hoàn toàn khi được điều trị ổn định HA/
2. THA khẩn cấp
Trường hợp THA nặng nhưng không có triệu chứng hoặc tổn thương cơ quan đích thì THA nặng có thể hạ thấp trong vài giờ đến vài ngày. Có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc điều trị ngoại chẩn.Nếu đáp ứng kém với điều trị ban đầu, hoặc nguy cơ cao (bệnh nhân dùng nhiều thuốc, hoặc có các bệnh lý tim mạch khác kèm theo) thì nên cho nhập viện.
3. THA giả cấp cứu
Phải chẩn đoán phân biệt với THA cấp cứu thật sự vì điều trị rất khác biệt. HA tăng là do phóng thích giao cảm do đau, thiếu oxy, tăng thán, hạ đường huyết, kích động.