Sốt rét ác tính
Contents
- 1 I.ĐẠI CƯƠNG
- 2 II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
- 2.1 1. Biến chứng não:
- 2.2 2. Suy thận cấp:
- 2.3 3. Suy hô hấp cấp:
- 2.4 4. Vàng da, suy chức năng gan cấp:
- 2.5 5. Thiếu máu:
- 2.6 6. Rối loạn đông máu:
- 2.7 7. Đái huyết cầu
- 2.8 8. Hạ đường huyết
- 2.9 9. Rối loạn điện giải, thăng bằng toan kiềm:
- 2.10 10. Choáng, trụy tim mạch:
- 2.11 11. Rối loạn tiêu hóa:
- 2.12 12. Nhiễm trùng:
I.ĐẠI CƯƠNG
Sốt rét ác tính (SRAT) bị nhiễm ký sinh trùng thể vô tính của Plasmodium falciparum với đặc điểm lâm sàng là tổn thượng nẫo và/hoặc nhiều cơ quan, phủ tạng, sốt rét ác tính là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh và điều trị kịp thời vì 4 bệnh có thể tiến triển phức tạp dẫn đến tử vong.
II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Các biến chứng thường gặp trong SRAT:
1. Biến chứng não:
Rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau: lơ mơ,li bì, hôn mê. Các triệu chứng thần kinh khác: co giật, gồng cứng mất vỏ, mất não, cong vòng, dấu hiệu tháp, ngoại tháp, tiểu não, màng não, rối loạn thần kinh thực vật (sốt cao > 41°C) hoặc rối loạn tâm thần trước và sau hôn mê.
2. Suy thận cấp:
Thường gặp ở người lớn bị SRAT với đặc trưng thiểu niệu, vô niệu (nước tiểu <400ml/24 giờ), toan huyết, tăng urê
máu (BUN >60mg% hoặc > 50 mol/l) và creatinin máu (creatinin> 3mg% hoặc > 265 mol/l).
3. Suy hô hấp cấp:
Do tăng tiết đàm nhớt gây tắc nghẽn đường hô hấp, giảm thông khí, phế quản phế viêm, viêm phổi hít, phù phổi cấp
hoặc hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS).
4. Vàng da, suy chức năng gan cấp:
Tổn thương gan cấp gây vàng da, ứ mật, giảm các yếu tố đông máu do gan tạo ra. Xét nghiệm biỉirubine toàn phần > 3mg% trong đó bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế, men gan AST, ALT tăng hơn 3 lần giá trị bình thường.
5. Thiếu máu:
Là biến chứng không thể tránh được của bệnh sốt rét.Thiếu máu bào nặng với lượng Hb <5g, hematocrite <15%, lượng hồng cầu < 02 triệu/mm3 là tiêu chuẩn chẩn đoán SRAT(WHO 2010). r .
6. Rối loạn đông máu:
Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu dưới da, niêm mạc. Biến chứng này do giảm các yếu tố đông máu, giảm tiểu cầu, rất thường gặp trên bệnh nhân có tổn thương gan nặng, vàng da, có kèm theo hoặc không biến chứng suy thận cấp…
7. Đái huyết cầu
Tiểu Hb do tán huyết ồ ạt thường liên quan đến cơ địa thiếu men G6PD, hoặc có vấn đề về miễn dịch, thường
gặp sau điều trị với quinine, primaquine.
8. Hạ đường huyết
Đường huyết < 2,2mmol/l hoặc <40mg% do tổn thương chức năng gan nghiêm trọng hoặc xảy ra trên bệnh nhân
điều trị với quinine (hay quinidme), đặc biệt thường gặp xảy ra trên phụ nữ có thai điều trị với quinine.
9. Rối loạn điện giải, thăng bằng toan kiềm:
Thường gặp huyết lactic với pH máu <7,3 hoặc tăng lactate máu > 5mmol/l và lactate trong dịch não tủy (lriactate máu >15 mol/l có tiên lượng xấu). Hiếm gặp hơn là kiềm chuyển hóa. Các rối loạn nước điện giải khác như: thiếu nước, hạ natri, chlor, phosphate, calci máu cũng thường gặp.
10. Choáng, trụy tim mạch:
Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, huyết áp tâm thu < 70mmHg, chân tay lạnh, thân nhiệt giảm, da tím tái,thường liên quan đến mật độ KSTSR cao trong máu và/hoặc nhiễm trùng huyết Gram (-) kèm theo.
11. Rối loạn tiêu hóa:
Thường gặp ở trẻ em, ói mửa dữ dội, tiêu chảy kiểu dịch tả, hội chứng bụng ngoại khoa cấp.
12. Nhiễm trùng:
Thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp do tắc nghẽn đàm nhớt, viêm phổi hít, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng huyết…