Phân tích rối loạn toan – kiềm dựa trên khí máu động mạch
Contents
I. THÔNG SỐ BÌNH THƯỜNG
– . pH
+ Thông số này cho biết toàn cảnh của thăng bằng toan kiềm, chỉ định điều trị triệu chứng.
+ Chỉ số bình thường: pH: 7,36- 7,44.
– PaC02
+ Hệ hô hấp, mới điều hòa PaC02, có vai trò quan trọng và tức thì điều hòa thăng bằng toan kiềm.
+ Chỉ số bình thường: PaCO2: 36-44 mmHg.
– HCO3
+ Thận, nơi điều hòa HCO3, không có vai trò quan trọng và tức thì trong điều hòa như hệ hô hấp.
+ Chỉ số bình thường: HCO3: 22- 26 mEq/L.
II. NHẬN BIẾT RỐI LOẠN TOAN KIỀM
* Kỹ thuật phân tích rối loạn toan kiềm dựa vào phân tích khí máu động mạch
– BƯỚC I: Xác định có rối loạn toan-kiềm hay không
+ Nếu cả pH và PC 02 đều trong giới hạn bình thường thì đó là KMĐM bình thường.
+ Nếu chỉ có pH hoặc PC 02 bình thường thì chưa thể kết luận không có rối loạn toan kiềm.
– BƯỚC 2: Xác định rối loạn toan-kiềm nguyên phát
+ Nếu cả pH và PCO2 đều thay đổi, khi đo xem đến sự thay đổi cùng chiều hay ngược chiều 02 thông số này.
+ Nếu thay đổi cùng chiều (cùng tăng hoặc cũng giảm thì đây là hậu quả rối loạn chuyển hóa).
+ Nếu thay đổi ngược chiều thì đây là hậu quả của rối loạn hô hấp.
– BƯỚC 3: Xác định rối loạn toan-kiềm hỗn hợp
+ Nếu chỉ pH hoặc PC 02 thay đổi thì đây là rối loạn toan kiềm hỗn hợp.
+ Nếu pH bình thường PC02 thay đổi thì đây thường là rối loạn toan-kiềm hô hấp là nguyên phát
+ Nếu pH thay đổi, PC 02 thay đổi thì đây thường là rối loạn toan kiềm chuyển hóa là nguyên phát.
-Bước 4: Đánh giá bù trừ trong rối loạn toan-kiềm chuyển hóa (Xem trong phần toan và kiềm chuyển hóa).
– Bước đánh giá cấp, mạn trong rối loạn toan-kiềm hô hấp(Xem trong phần toan và kiềm hô hấp).Khi pH thay đổi cùng chiều với PaCO2 hoặc khi có thay đổi pH mà không có thay đổi PaCO2 thì đó là rối loạn chuyển hóa.
– Khi pH thay đổi ngược chiều với PaC02 thì đó là một rối loạn hô hấp
– Khi pH bình thường mà lại có thay đổi PaC02 thì đó là rối loạn toan kiềm hỗn hợp.
III.NHIỄM TOAN(pH <7,36)
1.1. Toan hô hấp: (PaCO2)
Chẩn đoán:Cho rằng pH bình thường là 7,40 vÀ PaC02 bình thường là 40mmHg, có thể thiết lập:Phân tích rối loạn toan-kiềm 7
– Nếu y = 0,008 thì đây là toan hô hấp cấp.
– Nếu y = 0,003 thì đây là toan hô hấp mạn.Nêu Y = 0,003- 0,008 thì đây là đợt cấp toan hô hấp mạn. ‘
– Nếu y > 0,008, có nguyên nhân khác gây toan kèm theo, h có toan chuyển hóa phối hợp.
– Nếu Y < 0,003, có nguyên nhân nào đó về chuyển hóa C trở pH giảm đi theo sự gia tăng PaC02, hay có kiềm hóa phối hợp.
1.2. Toan chuyển hóa
Chẩn đoán:- Có thể dự đoán mức độ giảm PaC02 để bù trừ cho HC03, theo công thức:
– X (PaC02 dự đoán) = 1,5 X (HC03) + 8 (± 2) m Eq/L.
Như vậy khi đem so sánh X với PaC02 thực sự của bệnh nhân thì sẽ có 3 khả năng:
– Nếu PaC02 = X thì đây là toan chuyển hóa có bù trừ.
– Nếu PaC02 > X, bệnh nhân không thể tăng thông khí lên đúng mức để bù trừ cho tình trạng giảm HCO3 do toan
chuyển hóa, hay trong trường hợp này có kèm một nhiễm toan hô hấp phối hợp.Nếu PaCO2 < X, cho nên trường hợp này nên đọc là có một nhiễm kiềm hô hấp phối hợp.