Ngộ độc khí CO
I. ĐẠI CƯƠNG
Khí CO trong môi trường thiên nhiên hình thành từ oxy hóa khí methane, giải phóng từ các đại dương, núi lửa, cháy rừng và bão từ,chiếm 90% lượng khí co trong khí quyển. Khí co cũng được sinh ra từ các hoạt động của con người như từ sinh hoạt, khí thải xe máy và các khu công nghiệp.
II.CHẨN ĐOÁN
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh sử ghi nhận tiếp xúc khí độc hay tai nạn xảy ra.
1.2. Khám lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc co nhẹ thường không đặc hiệu và giống với các triệu chứng nhiễm siêu vi như ói mửa, nhức đầu, ớn lạnh, yếu, mệt và thở dốc. Biểu hiện chính của ngộ độc co xuất hiện khi các cơ quan phụ thuộc sử dụng oxy như hệ thần kinh trung ương và cơ tim bị ảnh hưởng.
Ngộ độc nhẹ: Nhức đầu ở vùng trán và thái dương, mệt,khó thở thở ra, lười suy nghĩ và hoa mắt. Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hay bệnh lý mạch máu não có thể nặng lên như thiếu máu cơ tim, nhồi máu hay đột quỵNgộ độc trung bình: Nhức đầu nhiều, yếu, chóng mặt, nôn ói, ngất, nhịp tim nhanh, thở nhanh sau đó nhịp tim chậm và thở chậm, ửng đỏ, tím tái, vã mồ hôi, giảm tập trung, phản ứng.chậm, khó suy nghĩ, nhìn mờ và tối, mất điều hòa, ù tai,ảo giác và các triệu chứng ngộ độc trên tim mạch.Ngộ độc nặng: Ngất, co giật hoặc có thể lú lẫn mất phương hướng, cơn co gồng, tăng tiết, phồng da, ‘biểu hiện ngộ độc.Trên tim mạch, rối loạn nhịp, phù phổi, suy hô hấp, ngủ gà,mất ý thức, hôn mê, ngã gục và chết.Các triệu chứng muộn: Ảnh hưởng tâm thần kinh xuất hiện nhiều ngày sau ngộ độc: triệu chứng giống Parkinson,giảm thị lực, rung giật, liệt, bệnh thần kinh ngoại biên, thay đổi tính tình, thích bạo lực,…
1.3. Xét nghiệm thường quy:
Công thức máu, BƯN, creatinin, AST,ALT, ion đồ, khí máu, ECG, CPK, tổng phân tích nước tiểu.
1.4. Xét nghiệm đặc hiệu
Đo nồng độ CO lần đầu và mỗi 2-4 giờ cho đến khi không còn triệu chứng hoặc trở về bình thường.Theo dõi ECG trong trường hợp có triệu chứng tim mạch.CT Scan sọ não ban đầu thông thường có thể có ích trong dự đoán kết quả: sự thay đổi ở trong các nhân cầu và các chất trắng dưới vỏ sớm trong những ngày đầu sau ngộ độc liên quan đến dự hậu xấu. MRĨ sọ não có lợi thế hơn trong phát hiện các tổn thương hạch nền sau ngộ độc khí co .
2. Chẩn đoán nguyên nhân
Ngộ độc khí CO gây ra tác động ảnh hưởng nhiều cơ quan do sự ức chế sự oxy hóa của tế bào dẫn đến thiếu oxy ở mô và ngộ độc.Bệnh cảnh lâm sàng và khí máu có CO cao.
3. Chẩn đoán phân biệt:
Ngộ độc khí khác khi không làm được CO.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
Hồi sức tích cực nội khoa.
2. Điều trị đặc hiệu
Đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực ngộ độc.Cho thở oxy 100%.Đo nồng độ CO, lặp lại mỗi 2-4 giờ.Thở oxy trong buồng cao áp (Oxy cao áp, HBO) khi có triệu chứng thần kinh, tim mạch, CO > 25% và phụ nữ có thai.Khỏi đầu 30 phút với 100% oxy ở 3 atmospheres. Tiếp theo ở 2 atmospheres trong 60 phút hoặc cho đến khi CO< 10%.
3. Điều trị hỗ trợ
Điều trị triệu chứng.Truyền dịch có thể dùng lợi niệu thẩm thấu như Mannitol khi có tăng áp lực nội sọ.Điều trị rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết, toan chuyển hóa,…
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Theo dõi để phát hiện những trường hợp triệu chứng ngộ độc và các triệu chứng tâm thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên.