Enter your keyword

Kế hoạch điều trị rối loạn thân nhiệt

1. Tăng thân nhiệt nặng.

Tăng thân nhiệt

• Giữ ấm ngay cho trẻ bằng giường sưởi đã được làm ấm trước đó. Sử dụng các phương pháp làm ấm khác.

• Lấy hết quần áo ướt. Mặc quần áo ấm và đội nón cho trẻ, ủ trẻ trong chăn ấm.

• Điều trị nhiễm trùng huyết và để dây truyền dịch dưới giường sưởi để làm ấm dịch.

• Đo đường huyết. Nếu đường huyết < 45 mg/dl (2,6 mmol/l), điều trị hạ đường huyết.

• Đánh giá trẻ:
– Tìm các dấu hiệu cần cấp cứu (nhịp thở < 20 lần/phút, thở hước, ngừng thở hoặc sốc) mỗi giờ;
– Đo thân nhiệt mỗi giờ:
+ Nếu thân nhiệt tăng ít nhất 0,5°c/giờ trong 3 giờ, việc làm ấm thành công, tiếp tục đo thân nhiệt mỗi 2 giờ;
+ Nếu thân nhiệt không tăng hoặc tăng chậm < 0,5°c/giờ, chắc chắn rằng nhiệt độ của thiết bị làm ấm được cài đặt đúng.

• Nếu trẻ thở > 60 lần/phút hoặc co lõm ngực hoặc thở rên thì thở ra, điều trị thở khó.

• Cho trẻ ăn mỗi 4 giờ cho đến khi thân nhiệt trong giới hạn bình thường.

• Nếu trẻ muốn bú bắt đầu tập cho trẻ bú mẹ:
– Nếu trẻ không thể bú mẹ, vắt sữa mẹ và cho trẻ ăn bằng các phương pháp thay thế khác.
– Nếu trẻ không bú được, cho sữa mẹ vắt qua thông dạ dày, một khi thân nhiệt được 35°c.

• Khi thân nhiệt bình thường, đo thân nhiệt mỗi 3 giờ trong 12 giờ.

• Nếu thân nhiệt vẫn trong giới hạn bình thường, ngừng theo dõi thân nhiệt.

• Nếu trẻ bú tốt và không có vấn đề gì để nằm lại viện, cho trẻ xuất viện. Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ tại nhà.

2. Hạ thân nhiệt trung bình.

Hạ thân nhiệt

• Lấy bỏ quần áo ướt.

•  Nếu mẹ có mặt, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ để giữ ấm nếu trẻ không có vấn đề gì khác.

• Nếu mẹ không có mặt:
– Mặc quần áo ấm và đội nón cho trẻ, ủ trẻ trong chăn ấm.
– Giữ ấm ngay cho trẻ bằng giường sưởi đã được làm ấm trước đó. Sử dụng các phương pháp làm ấm khác.

• Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên hơn. Nếu trẻ không thể bú mẹ, vắt sữa mẹ và cho trẻ ăn bằng các phương pháp thay thế khác.

• Đo đường huyết. Nếu đường huyết < 45 mg/dl (2,6 mmol/l),điều trị hạ đường huyết.

• Nếu trẻ thở > 60 lần/phút hoặc co lõm ngực hoặc thở rên thì thở ra, điều trị thở khó.

• Đo thân nhiệt mỗi giờ trong 3 giờ:
– Nếu thân nhiệt tăng ít nhất 0,5°c/giờ trong 3 giờ, việc làm ấm thành công, tiếp tục đo thân nhiệt mỗi 2 giờ;
– Nếu thân nhiệt không tăng hoặc tăng chậm < 0,5°c/giờ, tìm các dấu hiệu nhiễm trùng (bú kém, ọc, thở khó;
– Khi thân nhiệt trẻ bình thường, đo nhiệt độ mỗi 3 giờ trong 12 giờ.
– Nếu thân nhiệt vẫn trong giới hạn bình thường, ngưng theo dõi nhiệt độ.

• Nếu trẻ bú tốt và không có vấn đề gì để nằm lại viện, cho trẻ xuất viện. Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ tại nhà.