Kế hoạch điều trị nhiễm trùng sơ sinh và viêm màng não.
1. Nhiễm trùng sơ sinh.
• Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, cho dịch duy trì tùy theo tuổi và cân nặng trong 12 giờ đầu tiên.
• Lấy máu xét nghiệm, thử CRP, huyết đồ và cấy máu.
• Nếu Hb < 10g/l (Hct < 30%) cho truyền hồng cầu lắng.
• Nếu trẻ co giật, gồng mình hoặc thóp trước phồng, hoặc sốt > 38°5C, nghi ngờ viêm màng não:
– Điều trị co giật nếu có;
– Chọc dò tủy sống;
– Gửi xét nghiệm sinh hóa tế bào, cấy;
– Điều trị theo hướng viêm màng não trong khi đợi kết quả xét nghiệm;
• Nếu nghi ngờ viêm màng não cho Ampicillin, Claíbran và Gentamycin liệu viêm màng não tùy theo tuổi và cân nặng.
• Đánh giá những ngày sau:
– Nếu tình trạng lâm sàng cải thiện sau 3 ngày điều trị kháng sinh:
+ Nếu xét nghiệm trước đó 2 lần bình thường, ngưng kháng sinh.
+ Nếu xét nghiệm trước đó có nhiễm trùng, tiếp tục đủ 10 ngày kháng sinh.
– Nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện sau 3 ngày điều trị kháng sinh:
+ Nếu cấy máu dương tính, thay đổi kháng sinh tùy theo kết quả kháng sinh đồ, tiếp tục kháng sinh thêm 7 ngày sau ngày ghi nhận những dấu hiệu lâm sàng cải thiện đầu tiên.
+ Nếu cấy máu âm tính, và không nhận diện được vi trùng gây bệnh, xét nghiệm kiểm tra lại và thay kháng sinh tùy theo diễn tiến tình trạng lâm sàng.
• Sau 12 giờ điều trị kháng sinh và tình trạng trẻ cải thiện, bắt đầu cho trẻ ăn đường miệng, sữa mẹ hoặc sữa thay thế sữa mẹ.
• Thử huyết đồ 2 lần mỗi tuần trong suốt thời gian nằm viện, nếu Hb < 10 g/l (hoặc Hct < 30%) cho truyền hồng cầu lắng.
• Quan sát trẻ ít nhất 24 giờ sau ngưng kháng sinh:
– Nếu trẻ bú giỏi và không có dấu hiệu cần nhập viện, cho trẻ xuất viện.
– Nếu dấu hiệu nhiễm trùng tái diễn, xét nghiệm lại và cho kháng sinh nếu cần.
2. Viêm màng não.
• Tiến hành chọc dò tủy sống nếu không có chống chỉ định.
• Kháng sinh phối hợp Ampicillin, Ciraisofran vả Gentamicin liệu viêm màng não theo tuổi và cân nặng.
• Xác định chuẩn đoán viêm màng não khi:
– Tế bào bạch cầu trong dịch não tủy > 21 tế bào/mm³;
– Cấy hoặc nhuộm Gram dịch não tủy dương tính.
• Sau 12 giờ điều trị kháng sinh và khi tình trạng trẻ cải thiện, bắt đầu cho bú mẹ hoặc ăn sữa đường miệng bằng phương pháp thay thế.
• Nếu tình trạng trẻ cải thiện sau 48 giờ điều trị kháng sinh, tiếp tục đủ 14 ngày đối với vi trùng Gr (+) không biến chứng hoặc 21 ngày đối với vi trùng Gr (-) hoặc E.Coli.
• Nếu tình trạng trẻ không cải thiện sau 48 giờ điều trị kháng sinh, lặp lại chọc dò tủy sống
• Tiếp tục liệu trình kháng sinh hoặc thay đổi điều trị tùy theo tình trạng lâm sàng và kết quả dịch tủy sống.
• Quan sát trẻ ít nhất 24 giờ sau ngưng kháng sinh:
– Nếu trẻ bú giỏi và không có dấu hiệu cần nhập viện, cho trẻ xuất viện.
– Nếu dấu hiệu nhiễm trùng tái diễn, làm lại xét nghiệm và cho kháng sinh nếu cần.