Hỗ trợ về cảm xúc và tâm lý thân nhân của trẻ bệnh
Contents
1. Hỗ trợ về giao tiếp và tinh thần
Những tình huống cấp cứu, thường sẽ khó khăn trong việc giải thích tình trạng bệnh của trẻ cho thân nhân. Khi trẻ bệnh hoặc sinh non nhẹ cân, thường gia đình, đặc biệt là bà mẹ sẽ rất căng thẳng, nếu phải ở trong một môi trường y tế thiếu sự chia sẻ và thân thiện. Thêm vào đó, nỗi sợ hãi của gia đình những trẻ bệnh nặng hoặc nguy cơ tử vong, họ có thể dễ bị kích động, giận dữ hoặc từ chối hợp tác.
2. Nguyên tắc giao tiếp chung
Khi giao tiếp với bà mẹ và gia đình, hãy nhớ rằng:
• Hãy tôn trọng và hiểu biết.
• Lắng nghe những quan tâm của gia đình và khuyến khích họ đặt câu hỏi và thể hiện cảm xúc.
• Sử dụng ngôn từ đơn giản và rõ ràng khi cung cấp cho gia đình thông tin về tình trạng của trẻ, sự tiến triển, quá trình điều trị, và đảm bảo rằng gia đình hiểu được những gì bạn đã nói với họ. Nếu bạn nói một ngôn ngữ họ không hiểu, nhờ một thông dịch viên.
• Tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật của họ.
• Tôn trọng tín ngưỡng văn hóa, phong tục, và các nhu cầu của gia đình.
• Đảm bảo rằng họ hiểu được bất kỳ hướng dẫn nào, và nếu được, cung cấp các thông tin trên giấy cho các thành viên gia đình có thể đọc.
• Có được sự đồng ý trước khi thực hiện các thủ thuật.
• Hãy nhớ rằng những nhân viên y tế có thể cảm thấy tức giận, tội lỗi, buồn, đau đớn, và thất vọng. Biểu lộ cảm xúc để chia sẻ, không phải là một điểm yếu.
3. Nguyên tắc chung về hỗ trợ cảm xúc và phản ứng tâm lý
• Mỗi thành viên gia đình phản ứng với một tình huống cấp cứu như thế nào, có thể phụ thuộc vào:
– Tình trạng hôn nhân và các mối quan hệ của người mẹ với người sống cùng;
– Tình hình xã hội nơi người mẹ/vợ chồng ở, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, và kỳ vọng;
– Cá tính của những người tham gia, chất lượng và bản chất của xã hội, sự hỗ trợ cảm xúc;
– Bản chất và tiên lượng của vấn đề, sự sẵn có cũng như chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
– Dự kiến chi phí chăm sóc sức khỏe.
• Phản ứng thường gặp với các vấn đề hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh bao gồm:
– Từ chối (cảm xúc “đó không phải sự thật”);
– Tội lỗi liên quan đến trách nhiệm;
– Sự tức giận, nhất là của nhân viên y tế, họ thường giận ngoài mặt, họ tức giận bản thân vì cho rằng đó là “thất bại” của mình;
– Mặc cả, đặc biệt là nếu các trẻ trong tình trạng đe dọa tính mạng;
– Trầm cảm và đánh mất lòng tự trọng, có thể diễn ra lâu dài;
– Cô lập (cảm giác sự khác nhau hoặc tách biệt với những người khác).
– Mất định hướng.