Enter your keyword

Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ

I. ĐIỀU TRỊ

1. Loại bỏ độc chất; rửa dạ dày với 5-10 lít dung dịch NaCl 0,9%

Khi ngộ độc phospho hữu cơ đường uống:Than hoạt được pha vào 2-3 lít nước rửa đầu tiên. Có thể cần rửa lại lần 2 sau khi trạng thái bệnh nhân đã ổn định. Nếu NĐPPHC qua da thì tắm gội bằng xà phòng để loại bỏ chất độc.

Ngộ độc phospho hữu cơ

2. Đảm bảo đường thử? khai thông đường thở, thở oxygen, đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ nếu cần.

3. Đảo đảm khối lượng tuần hoàn; bằng phương pháp bù dịch.

Nếu có tụt huyết áp thì nên đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để bù dịch.Nếu đã truyền đủ dịch mà vẫn tụt huyết áp thì mới dùng thuốc vận mạch (dopamin).

4. Đảm bảo dinh dưỡng >2000 Kalo/ngày.

Trong 24 giờ đầu có thể nuôi ăn đơn thuần bằng đường truyền tĩnh mạch vì phải cho bệnh nhân uống than hoạt và thuốc tẩy. Nên kiêng mỡ và sữa trong vòng 7-10 ngày để tránh tăng hấp thụ phospho hữu cơ tan trong mỡ.

5. Thuốc đặc hiệu

a. Atropỉn là thuốc đối kháng tác dụng Muscarin.

Atropin

Liều khởi đầu 2-5mg tiêm mạch (TM) nếu ngộ độc nhẹ đến trung bình, hay 5-10mg TM nếu ngộ độc nặng và nhắc lại mỗi 10-15 phút đến khi có dấu thấm atropin. Tạm dừng cho đến khi hết dấu thấm atropin thì chuyển sang dùng liều duy trì (dựa vào thời gian và liều atropin đã dùng) nhằm duy trì tình trạng thấm atropin cho đến khi tất cả độc chất phospho hữu cơ đã hấp thụ được chuyển hóa hết (thường từ vài ngày đến vài tuần). Giảm liều dần theo nguyên tắc dùng liều thấp nhất để duy trì được dấu thấm atropin. Ngừng atropin khi liều duy trì giảm tới 2mg/24 giờ.

b. Pralidoxime (2-PAM)

Là một thuốc giải độc đặc hiệu theo cơ chế trung hòa độc chất, dùng cùng lúc với tiêm truyền atropin. PAM có thể hiệu quả hơn khi được dùng trong 24-48 giờ đầu, song nó vẫn có hiệu quả 2-6 ngày sau nhiễm độc, nhất là ở những bệnh nhân bị nhiễm độc nặng. Liều dùng được tính như sau:Ngộ độc nặng: lg TM trong 10 phút rồi truyền tĩnh mạch (TTM) 0,5-lg/giờ đến khi có dấu thấm atropin hay có kết quả nồng độ men cholinesterasa (ChE) để điều chỉnh liều PAM (xem phần điều chỉnh liều).Ngộ độc trung bình: TM trong 10 phút rồi TTM 0,5g/giờ đến khi có dấu thấm atropin hoặc có kết quả để điều chỉnh liều PAM (xem phần điều chỉnh liều).
– Ngộ độc nhẹ: 0,5g TM trong 5 phút rồi TTM hoặc TM 0,5g/2giờ .Điều chỉnh PAM theo kết quả hoặc theo liều lượng atropìn:
+ Atropin > 5mg/giờ và/hoặc ChE < 10% giá trị bình thường
tối thiểu: TTM 0,5g-lg/giờ.
+ Atropin 2-5m g/giờ và/hoặc ChE 10%-20% giá trị bình
thường tối thiểu: TTM 0 ,5 g -lg /2 giờ
+ Atropin 0,5-2m g và/hoặc ChE = 20%-50% giá trị bình
thường tối thiểu: TTM 0,5g/4 giờ
+ Ngừng PA M khi atropin < 4mg/24giờ và ChE > 50%.

II. BIẾN CHỨNG

Ngộ độc atropin, ngộ độc PAM:Tổn thương đa dây thần kinh thể tổn thương sợi trục.Viêm phổi bội nhiễm, viêm phổi hít hà.

Ngộ độc phospho hữu cơ