Enter your keyword

Điều trị các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh

1. Vàng da tán huyết.

Trẻ vàng da

Vàng da tán huyết là nguyên nhân thường gặp nhất do bất đồng Rh hoặc ABO giữa mẹ và con hoặc trẻ thiếu men G6PD.

• Nếu nồng độ birlirubin ở mức cần chiếu đèn, tiếp tục chiếu đèn.

• Nếu trẻ gần đến chỉ định thay máu:
– Nếu nồng độ birlirubin gần mức cần thay máu, Hb <13 g/dl (HCT <40%) và Coombs test dương tính, xử trí khẩn cấp cho trẻ như có chỉ định thay máu;
– Nếu không thể đo được nồng độ birlirubin và làm Coombs test, xử trí khẩn cấp cho trẻ như có chỉ định thay máu nếu vàng đã bắt đầu từ ngày 1 và Hb <13 g/dl (HCT <40%);
– Nếu trẻ có chỉ định thay máu:
– Chuẩn bị chuyển viện;
– Liên lạc với trung tâm có khả năng thay máu;
– Gửi mẫu máu của mẹ và bé;
– Giải thích với bà mẹ tại sao trẻ bị vàng da, tại sao cần chuyển viện, và bé sẽ được điều trị gì?

• Tư vấn bà mẹ:
– Nếu nguyên nhân vàng da do bất đồng Rh, bà mẹ sẽ được tư vấn tiền sản trong lần mang thai sau;
– Nếu trẻ thiếu men G6PG, tư vấn bà mẹ một số chất hoặc thuốc tránh dùng cho trẻ, phòng ngừa tán huyết cho trẻ.

• Nếu Hb <10 g/dl (Hct < 30%), truyền máu cho trẻ.

• Nếu vàng da kéo dài hơn 2 tuần ở trẻ đủ tháng hoặc 3 tuần ở trẻ nhỏ (CNLS < 2,5 kg hoặc sinh trước 37 tuần thai), điều trị vàng da kéo dài.

• Theo dõi sau xuất viện, độ Hb/tuần trong 4 tuần. Nếu Hb < 8 g/dl (HCT < 24%), truyền máu cho trẻ.

2. Vàng da ở trẻ non tháng.

• Nếu nồng độ bilirubin mức cần chiếu đèn, tiếp tục chiếu đèn.

• Nếu trẻ < 3 ngày tuổi, theo dõi bệnh vàng da tiếp tục sau 24 giờ ngừng đèn.

• Nếu vàng da kéo dài hơn 3 tuần, điều trị vàng da kéo dài.

3. Vàng da kéo dài.

• Ngưng chiếu đèn.

• Nếu phân trẻ bạc màu hoặc tiểu sậm màu, cần chuyển viện.

• Nếu bà mẹ có test giang mai dương tính, điều trị giang mai bẩm sinh.

4. Bệnh lý não do Bilirubin (vàng da nhân).

Nếu vàng da nặng không được điều trị kịp thời, có thể tổn thương đến não của trẻ. Dấu hiệu đầu tiên của tổn thương não là lừ đừ và bú kém. Sau một vài ngày, trẻ bắt đầu gồng mình và khóc thét và co giật. Giai đoạn cuối là lơ mơ và bỏ bú. Rất khó để phân biệt những dấu hiệu này là do vàng đã gây ra hoặc do các nguyên nhân khác. Vì vậy, luôn điều trị những trẻ có vàng da khi có nghi ngờ bệnh lý não do bilirubin.

Co giật ở trẻ sơ sinh

• Nếu trẻ co giật, điều trị co giật.

• Nếu nồng độ birlirubin ở mức cần chiếu đèn, tiếp tục chiếu đèn.

• Giải thích với bà mẹ tình trạng của trẻ và tiên lượng:
– Giải thích việc thay máu có thể thực hiện dễ dàng và điều đó cũng ảnh hưởng đến tiên lượng cho trẻ;
– Để gia đình trẻ quyết định thay máu hoặc không? Nếu gia đình đồng ý thay máu, cần chuyển viện  đến trung tâm chuyên sâu. Gửi mẫu máu của mẹ và trẻ.

• Nếu tình trạng không cải thiện sau 1 tuần (trẻ vẫn còn lừ đừ, bú kém hoặc bỏ bú, co giật), nhưng trẻ không còn phải nằm viện và có thể tiếp tục điều trị tại nhà, giải thích với bà mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

• Nếu trẻ không còn cơn co giật 3 ngày sau khi ngưng phenobarbitair, mẹ có thể cho trẻ bú, trẻ không còn phải nằm viện, cho trẻ xuất viện. Giải thích với bà mẹ tiên lượng của trẻ và các vấn đề có thể xảy ra ở nhà;
– Tái khám 1 tuần hoặc sớm hơn nếu bà mẹ thấy có vấn đề xảy ra (ví dụ như bú khó, co giật);
– Hướng dẫn bà mẹ cách tốt nhất cho trẻ ăn nếu trẻ không thể bú mẹ. Nếu trẻ bú chậm, cho trẻ bú thường xuyên hơn.