Bệnh uốn ván
Uốn ván là một bệnh cấp tính co thắt cơ thường gây tử vong, hậu quả từ vết thương nhiễm vi trùng Criostrifdirum tetani. Tất cả biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván đều thứ phát do ngoại độc tố được phóng thích từ vết thương đưa tới kết quả là cứng cơ toàn thân và co thắt cơ tại chỗ.
I. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Uốn ván thường xảy ra sau một vết thương cấp tính không được chú ý, thường gặp nhất là do một vết thương do vật nhọn.
Tuy nhiên uốn ván cũng có thể do chấn thương nhẹ, thủ thuật ngoại khoa, phá thai hoặc ở trẻ sơ sinh do săn sóc cuống rốn không tốt.Thời kỳ ủ bệnh của uốn ván có thể thay đổi từ dưới 24 giờ đến trên 30 ngày.về mặt lâm sàng, uốn ván có thể được chia làm 4 thể bệnh dựa vào vị trí tổn thương và thời kỳ ủ bệnh: tại chỗ, toàn thân, đầu sơ sinh.
– Uốn ván tại chỗ
Đặc trưng bởi cứng kéo dài của cơ gần nơi tổn thương và thường khỏi không để lại di chứng.
– Uốn ván toàn thân
Là dạng thường gặp nhất, trong giai đoạn khởi bệnh mỏi hàm thường là biểu hiện sớm của bệnh, sau đó xuất hiện triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau và cứng cơ hàm và cơ vùng thân. Sau đó cơ cứng cơ dẫn đến chứng cứng khít hàm và có nét mặt đặc trưng (rísus sardonicus).
Phản xạ co thắt và cơ trương lực tất cả các nhóm cơ gây ra những triệu chứng khác của bệnh gồm: khó nuốt, ưỡn cong người ra sau, gấp cánh tay,nắm chặt bàn tay như quả đấm, và duỗi chi dưới.
Bệnh nhân thường tỉnh táo, ý thức được trong lúc cơ thắt trừ khi co thắt thanh quản và cơ hô hấp gây suy hô hấp. Rối loạn thần kinh thực vật gây ra tình trạng cường giao cảm xảy ra ở tuần thứ hai của bệnh, biểu hiện bằng nhịp tim nhanh, tăng huyết áp dao động, đổ mồ hôi dữ dội và sốt cao.Những rối loạn thần kinh thực vật này làm tăng tỷ suất bệnh và tỷ lệ tử vong và gây khó khăn cho trị liệu.
Uốn ván đầu theo sau những chấn thương vùng đầu và cổ thường gây rối loạn chức năng thần kinh, thường là dây
thần kinh VII. Dạng uốn ván này có tiên lượng xấu.Uốn ván sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao và đi kèm với miễn dịch của mẹ không đủ mạnh và chăm sóc rốn không tốt.