Enter your keyword

Bệnh lao

I. ĐẠI CƯƠNG

– Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn lao(Mycobacterium Tuberculosis).
– Thường gặp nhất là lao phổi, chiếm khoảng 70%, còn lại là lao ngoài phổi.
– Bệnh lao lây truyền qua đường không khí. Người bệnh lao phổi có vi khuẩn lao trong đàm là nguồn lây bệnh chính
trong cộng đồng.

bệnh lao

II. CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO PHỔI

1. Triệu chứng lâm sàng gọi là bệnh lao

Ho kéo dài trên 2 tuần (có thể ho khan, ho khạc đàm hoặc ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Có thể kèm: gầy sút,kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.

2. Cận lâm sàng

a. X-quang ngực thẳng (PA: posteroanterior)

cho tất cả bệnh nhân> 10 tuổi. Với những trường hợp < 10 tuổi thì chụp AP (Anteroposterior).Hình ảnh trên phim X-quang gợi ý Lao phổi tiến triển: thâm nhiễm, nót, xơ, hang lao… Ở những người nhiễm HTV, hình ảnh X -quang phổi thường thấy tổn thương mô tả và có thể ở vùng thấp của phổi.

bệnh lao phổi

b. Xét nghiệm đậm

Lấy 3 mẫu đàm trong 3 buổi sáng liên tiếp để soi và cấy tìm vi khuẩn lao.Nếu không khác được, có thể dùng biện pháp kích thích bằng phun khí dụng với dung dịch nước muối hoặc hút dịch dạ dày vào buổi sáng sớm.
– Làm kháng sinh đồ với các thuốc kháng lao hàng thứ nhất(REF, INH, PZA, EMB, SM) cho tất cả những mẫu cây
dương tính.
– Trường hợp lao đa kháng thuốc, phải làm thêm kháng sinh đồ với các thuốc kháng lao hàng thứ 2 (AMK hoặc
Kanamycin, OFL, PAS, ETH).

c. Phản ứng lao tố (TST: turberculin skin test):

Áp dụng đối với trẻ em từ 2 – 14 tuổi. Kết quả được đọc sau 48 – 72 giờ.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi

Lao phổi cấy đàm (+): khi có mẫu cấy đàm dương tính với vi khuẩn lao.
– Lao phổi cấy đàm (-): trường hợp cấy đàm âm tính với vi khuẩn lao nhưng lâm sàng và tổn thương trên X-quang phổi nghi ngờ bệnh lao phổi hoạt động.

chẩn đoán lao phổi

4 .Chẩn đoán phân biệt:

Trường hợp lao phổi cấy đàm (-) cần chẩn đoán phân biệt với: Viêm phổi, ung thư phổi, sarcoidosis…