Enter your keyword

Bệnh giang mai

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh giang mai là bệnh hệ thống, là một trong năm loại bệnh hoa liễu chính: giang mai, lậu, hạ cam mềm, hột xoài, và bẹn.

bệnh giang mai

II. CHẨN ĐOÁN

1. Nguyên nhân

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai (tên khoa học là Treponema pallidum) gây ra.

xoắn khuẩn giang mai

2. Lâm sàng

2.1. Giang mai thời kỳ I (nguyên phát)

Thời kỳ ủ bệnh thay đổi rất nhiều, có thể kéo dài từ 10-100 ngày, trung bình 21 ngày.
Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng: săng giang mai và hạch.
Săng giang mai: Là vết trầy duy nhất, không đau, kích thước l-2cm, tròn hay bầu dục, nền đỏ màu thịt tươi, đáy cứng,sang có loét nhẹ, bờ rõ, hơi đau khi nắn, có thể có nhiều sang thâm nhiễm khó xác định vì do phản ứng viêm lan tỏa, đáy sang có mủ, vị trí sang thường ở bộ phận sinh dục, miệng và hậu môn.
Chẩn đoán phân biệt vết trợt săng giang mai với vết trợt do:sang chấn, herpes, ghẻ, hạ cam mềm, loét cổ tử cung, loét do trĩ, nứt hậu môn, viêm họng loét.
Hạch: Là triệu chứng quan trọng để hướng dẫn chẩn đoán.

2.2. Giang mai thời kỳ II

Thời gian: thường bắt đầu từ 6 tuần lễ đến 6 tháng sau khi lây bệnh, thông thường là 45 ngày sau khi có sang.
Là thời kỳ nhiễm trùng huyết, có thể tìm thấy xoắn khuẩn giang mai tại các sang thưomg săng, các phản ứng huyết
thanh đều dương tính.
Thương tổn da:
+ Ban đầu, đây là triệu chứng đầu tiên của giang mai thời kỳ này .
+ Giang mai thường xuất hiện ở môi.
+ Các vết thâm: ở cổ các vết sắc tố đặc biệt hình lưới gọi là vòng vệ nữ.
– Thương tổn niêm mạc: thường ở niêm mạc miệng và niêm mạc sinh dục.
– Hạch: ở vùng chẩm và khuỷu tay.

giang mai giai đoạn cuối

2.3. Giang mai tiềm ẩn

Chẩn đoán:
– Không có triệu chứng lâm sàng chỉ có phản ứng huyết thanh dương tính.
Các triệu chứng giang mai thời kỳ này mất đi do bệnh nhân không biết, hoặc do điều trị bằng kháng sinh cho một bệnh nào đó nhưng liều kháng sinh không đủ để giải quyết được “bệnh giang mai”; bệnh bước vào giai đoạn tiềm ẩn.

2.4. Giang mai muộn ít gặp:

Nếu nhiễm trùng không được điều trị có thể tiến tới tình trạng nặng như: tổn thương tim, não, thần kinh:
liệt, mù mắt, điếc, tâm thần có thể tử vong.

3. Cận lâm sàng

3.1. Phản ứng không đặc hiệu

Một xét nghiệm sàng lọc thường dùng là RPR (Rapid Plasma Reagin): thường dương tính ở thời kỳ đầu từ 4 – 6 tuần sau khi nhiễm trùng, hoặc từ 1 đến 3 tuần sau khi có săng. Thời kỳ thứ hai:có thể tìm thấy xoắn khuẩn trên các tổn thương, phản ứng huyết thanh dương tính cao. ;

3.2. Phản ứng đặc hiệu: ngưng kết hồng cầu TPHA (Treponema
Pallidum hemagglutinạtion)

Sau khi trị liệu đầy đủ, phản ứng RPR ‘mất đi sau 3 tới 6 tháng đối với hầu hết mọi trường hợp,giang mai thời kỳ I mất đi nhanh hơn giang mai thời kỳ II (thời kỳ II mất đi sau 12 tháng đến 18 tháng). Phản ứng TPHA tồn tại trong nhiều năm trong trường hợp giang mai muộn).