Chấn thương sản khoa
Contents
1. Chấn thương sản khoa
Ghi nhớ rằng trẻ sinh ngôi mông có thể gập hoàn toàn khớp háng và khớp gối, với ngón chân gần chạm miệng, hoặc chân và bàn chân có thể ở bên hông trẻ. Đây là tư thế nghỉ ngơi bình thường của trẻ sau sinh và không phải
là chấn thương sản khoa.
2. Dấu hiệu
Xem lại phần bệnh sử chung và phần thăm khám, đặc biệt là tiền căn sinh khó, kết hợp các triệu chứng khác để
xác định chuẩn đoán có thể.
3. Kế hoạch điều trị
a. Liệt đám rối thần kinh tay
• Đỡ vai trẻ nhẹ nhàng (ví dụ khi thay đồ hoặc cho bú mẹ) để ngăn tổn thương nhiều hơn, và hướng dẫn cho bà mẹ cách làm.
• Trong tuần đầu, giảm đau bằng cách cố định tay trẻ như cố định gãy xương cánh tay.
• Nếu bà mẹ đủ khả năng chăm sóc trẻ và trẻ không có vấn đề nào cần nằm viện, cho trẻ xuất viện.
• Dặn bà mẹ cho trẻ quay lại tái khám lúc trẻ 1 tuần tuổi:
– Kiểm tra tình trạng cải thiện của trẻ;
– Khuyến khích tập các bài tập cử động chủ động nếu cánh tay không cử động bình thường.
• Theo dõi trong 2 tuần. Giải thích cho bà mẹ biết rằng phần lớn trường hợp liệt cánh tay sẽ phục hồi lúc trẻ 6 đến 9 tháng tuổi. Nếu cử động cánh tay vẫn còn hạn chế đến lúc trẻ 1 tuổi, dường như trẻ sẽ liệt vĩnh viễn.
b. Liệt mặt
• Nếu trẻ không thể nhắm mắt bên mặt bị ảnh hưởng, tra mỡ mắt ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi trẻ có thể nhắm mắt được. Hướng dẫn cách làm cho bà mẹ.
• Nếu trẻ gặp khó khăn trong vấn đề bú sữa:
– Hướng dẫn bà mẹ tìm cách giúp trẻ ngậm bắt vú;
– Nếu trẻ không thể bú mẹ, cho trẻ uống sữa mẹ vắt bằng phương pháp thay thế khác.
• Nếu trẻ ăn sữa tốt và không còn vấn đề khác cần nằm viện, cho trẻ xuất viện
• Theo dõi trong 2 tuần để theo dõi sự phục hồi của liệt mặt. Giải thích cho bà mẹ biết rằng hầu hết trường hợp liệt mặt đều tự phục hồi trong vòng 2 tuần. Nếu cử động của mặt còn hạn chế đến lúc trẻ được 1 tuổi, dường như trẻ sẽ liệt vĩnh viễn.