Trẻ sơ sinh tiêu chảy
Contents
1. Có những lúc tiêu chảy không do nhiễm trùng, nhưng nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh.
Quan sát kỹ, phòng ngừa nhiễm trùng tet trong suốt thời gian chăm sóc trẻ tiêu chảy để tránh lan rộng nhiễm trùng sang những bé khác tại đơn vị chăm sóc sơ sinh. Tuân thủ quy trình rửa tay, mang găng khi chăm sóc trẻ hoặc khi lau dọn chất tiết.
a. Vấn đề.
• Trẻ đang đi tiêu số lượng tăng hơn và thường xuyên.
• Phân nước hoặc xanh, hoặc nhầy hoặc máu.
b. Dấu hiệu.
• Hỏi lại các triệu chứng có ở tiền sử và khi thăm khám hỏi thêm và ghi nhận những thông tin giúp chuẩn đoán bệnh.
• Hỏi mẹ (hoặc thân nhân mang trẻ đến khám):
– Trẻ có bú hoặc ăn thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ?
– Phân trẻ như thế nào? Phân nước hoặc xanh, hoặc nhầy hoặc máu?
– Đi tiêu bao nhiêu lần trong ngày và kéo dài bao lâu?
• Tìm:
– Dấu hiệu mất nước (ví dụ mắt hoặc thóp trũng, mất đàn hồi da, hoặc niêm mạc và lưỡi khô);
– Dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ bú kém, ói, bụng chướng, thở khó);
c. Điều trị.
• Cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn sữa mẹ bằng thìa hoặc bằng phương pháp thay thế.
• Nếu mẹ cho trẻ ăn thức ăn hoặc dịch gì khác ngoài sữa mẹ, khuyên mẹ và thân nhân dừng lại.
• Cho trẻ uống oresol (ORS) cho mỗi lần tiêu phân lỏng:
– Nếu trẻ bú được, mẹ cho bú thường xuyên hơn hoặc cho ORS 20 ml/kg cân nặng giữa các cữ bú, cho uống bằng thìa;
– Nếu trẻ không uống được, đặt sonde dạ dày và cho ORS 20 ml/kg qua sonde;
• Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc nhiễm trùng, lập đường truyền tĩnh mạch, trong khi vẫn tiếp tục cho trẻ ăn sữa:
– Nếu có dấu hiệu mất nước, tăng thể tích dịch thêm 10% cân nặng trong ngày đầu tiên ghi nhận mất nước;
– Nếu trẻ được bù đủ dịch mất, dịch nhu cầu và không còn dấu hiệu, việc cho ORS không còn cần thiết;
– Đánh giá trẻ trở lại sau 12 giờ:
+ Nếu trẻ vẫn còn tiêu chảy, tiếp tục dịch truyền 24 giờ;
+ Nếu trẻ không tiêu chảy thêm trong 12 giờ trước đó, chỉ cần cho dịch nhu cầu tùy theo tuổi và cân nặng.
– Xác định chuẩn đoán.
2. Xử trí tiêu chảy do nhiễm trùng bệnh viện.
• Nếu tiêu chảy xuất hiện trong khi trẻ đang nằm bệnh viện và có trẻ khác đang bị tiêu chảy trong 2 ngày ở cùng phòng, nghi ngờ tiêu chảy do nhiễm trùng bệnh viện.
• Cách ly trẻ khỏi những trẻ khác, nếu được.
• Điều trị nhiễm trùng.
• Tiếp tục xử trí theo hướng dẫn điều trị chung trẻ bị tiêu chảy.