Enter your keyword

Chẩn đoán và điều trị bệnh uốn ván

I. CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Uốn ván được chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng. Bệnh sử có miễn dịch chủ động với mũi tiêm nhắc lại trong vòng 10 năm trước loại trừ uốn ván như một khả năng chẩn đoán. Không có xét nghiệm vi sinh hoặc thử nghiệm để xác định chẩn đoán.

Bệnh uốn ván ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán phân biệt gồm ngộ độc strychnine, phản ứng rối loạn trương lực với phenothiazine, cơn tetani do hạ canxi máu, bệnh dại và bệnh khớp thái dương hàm.

II. CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ TẠI KHOA CẤP CỨU

Bệnh nhân bị uốn ván nên được điều trị tại khoa săn sóc đặc biệt vì bệnh có khả năng gây suy hô hấp. Những yếu tố kích thích từ môi trường phải được hạn chế nhằm phòng ngừa thuận lợi cho phản xạ co thắt co giật. Cần xác định và cắt lọc mô hoại tử ở vết thương nếu có để hạn chế sự tạo độc chất thêm nữa. Xử trí tại khoa cấp cứu:

1. Globulin miễn dịch uốn ván (Tetanus immune globulin) 500 đv tiêm bắp liều duy nhất.

Globulin

2. Kháng sinh có giá trị chưa rõ ràng trong điều trị uốn ván.

Có thể truyền tĩnh mạch metronidazole (500mg mỗi ống giờ). Nếu có những vết thương khác kèm theo có thể cho kháng sinh tùy theo vị trí của vết thương và loại tác nhân gây bệnh nghi ngờ.

3. Benzodiazepine đặc biệt

Là diazepam 5mg tiêm mạch mỗi 3 giờ cho tới lúc có hiệu quả, tuy nhiên lorazépam (2mg tiêm mạch cho tới lúc có hiệu quả) là thuốc được chọn tốt hơn do tác dụng kéo dài. Cũng có thể thay thế bằng Midazolam.

4. Thuốc ức chế thần kinh cơ

Có thể cần để kiểm soát thông khí và co thắt cơ và để ngăn ngừa gãy xương và ly giải cơ vân. Trong những trường hợp này, dùng Vecuronium (6 đến 8mg tiêm mạch mỗi giờ) vì thuốc ít có tác dụng phụ về tim mạch. Bắt buộc phải dùng an thần trong quá trình ức chế thần kinh cơ.

5. Kết hợp thuốc ức chế alpha và beta, labetalol (0,25-1 mg/phút truyền tĩnh mạch liên tục)

Được dùng điều trị cường giao cảm nhưng có thể làm suy cơ tim. Magnesium sulfate (1 – 4mg/giờ tiêm tĩnh mạch) được khuyến khích trong trường hợp này. M orphia sulfate (0,5-1mg/kg/giờ) cũng có ích trong kiểm soát thần kinh giao cảm mà không ảnh hưởng cung lượng tim. Cỉonidine (300mg mỗi 8 giờ qua ống thông mũi dạ dày) cũng có ích trong việc ổn định tim mạch.

6. Bệnh nhân sau khi hồi phục uốn ván về lâm sàng phải được tiêm chủng chủ động do thiếu miễn dịch.

Giải độc tố uốn ván nên được chích ngừa lúc bị thương và 6 tuần và 6 tháng sau bị thương. Chích ngừa bạch hầu-uốn ván (Td) cho bệnh nhân trên 7 tuổi và chích ngừa bạch hầu-uốn ván-ho gà cho bệnh nhân nhỏ hơn 7 tuổi. Tóm tắt hướng dẫn chích ngừa ở bảng dưới đây.

Chích ngừa uốn ván

Chủng ngừa bạch hầu uốn ván (Td) cho người lớn hơn 7 tuổi. (3) Số mũi chủng ngừa chủ yếu nên đầy đủ. Tổng cộng 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần và mũi thứ ba 6 tháng sau.’ (4) Nếu chỉ chích 3 mũi, sau đó nên chích thêm mũi giải độc tố uốn ván thứ tư. (5)

Chủng ngừa nhắc lại nếu thời hạn chủng ngừa thông thường hết hiệu lực ở trẻ nhỏ hơn 7 tuổi hay nếu cách mũi cuối hơn 10 năm. (6) Chích ngừa, nếu thời hạn chủng ngừa thông thường hết hiệu lực ở trẻ nhỏ hơn 7 tuổi hoặc nếu cách mũi cuối hơn 5 năm. Mũi nhắc lại thường hơn mỗi 5 năm có thể đưa đến tác dụng phụ.