Enter your keyword

Ngộ độc Barbiturate

I. ĐẠI CƯƠNG

Barbiturate được sử dụng như là thuốc ngủ và an thần trong gây mê và điều trị động kinh cũng như các trạng thái giống động kinh.Liều gây độc rất thay đổi và phụ thuộc vào loại thuốc, đường dùng,cách dùng và độ dung nạp của mỗi cá nhân người bệnh. Thông thường liều được xem là độc khi dùng quá 5-10 lần liều điều trị gây ngủ. Đối với người thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thuốc, ngộ độc xảy ra khi gia tăng các tác dụng an thần. Liều tử vong đối với nhóm thuốc có tác dụng ngắn là 2-3 g, trong khi thuốc có tác dụng dài như phenobarbital cần 6-10g.Dựa vào tính chất dược lý và cách sử dụng trên lâm sàng, thuốc barbiturate chia thành 4 nhóm chính như sau:
-Tác động rất ngắn
Methohexital 3-5 <0,5 50-120 >5
Thiopental 8-10 <0,5 50-75 >5
– Tác động ngắn
Pentobarbital 15-50 >3-4 50-200 >10
Secobarbital 15-40 >3-4 100-200 >10
-Tác động trung bình
Amobarbital 10-40 >4-6 65-200 >10
Aprobarbital 14-34 >4-6 40-160 >10
Butabarbital 35-50 >4-6 100-200 >10
Butalbital 35 100-200 >7
– Tác động dài
Mephobarbital 10-70 >6-12 50-100 >30
Phénobarbital 80-120 >6-12 100-320 >30
Barbiturate

II. CHẨN ĐOÁN

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Dựa trên bệnh sử dụng thuốc và gợi ý trên bệnh nhân động kinh có tình trạng ngủ gà hay hôn mê.Khám lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc từ nhẹ đến trung bình thường gặp bao gồm lừ đừ, nói lắp, nystagmus và mất điều hòa.Với liều cao, xuất hiện hạ huyết áp, hôn mê và ngừng thở. Trong trường hợp hôn mê sâu: đồng tử co nhỏ và nằm ở trung tâm. Bệnh nhân có thể mất tất cả các phản xạ và tử vong.Xét nghiệm thường qui: Công thức máu, BUN, Creatinin, AST, ALT,ion đồ, khí máu, ECG, tổng phân tích nước tiểu và X-quang phổi.

Ngộ độc Barbiturate

2. Chẩn đoán xác định:

XN đặc hiệu: Khi nồng độ phénobarbital:trên 60-80mg/L gây hôn mê và trên 150-200mg/L gây tụt huyết áp.Đối với nhóm thuốc tác dụng nhanh và vừa, hôn mê xảy ra khi nồng độ đo được trên 20-30mg/L. Barbiturate trong nước tiểu dễ phát hiện và được làm sàng lọc thường quy trong ngộ độc.

3. Chẩn đoán phân biệt:

Những nguyên nhân ngộ độc gây hôn mê khác

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị:

Cấp cứu và các biện pháp hỗ trợ bảo vệ đường thở, hỗ trợ thở máy nếu cần. Lưu ý tình trạng hôn mê hạ thân
nhiệt và tụt huyết áp phải được điều trị kịp thời.

 

2. Điều trị đặc hiệu:

Không có thuốc đối kháng đặc hiệu.

3. Điều trị hỗ trợ

Hạn chế sự hấp thu bằng biện pháp rửa dạ dày (với bệnh nhân uống thuốc dưới 6 giờ). Đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước rồi rửa để hạn chế viêm phổi hít (hội chứng Mendelson). Có thể thêm 5g natri bicarbonate vào mỗi lít dịch rửa dạ dày, thường rửa dạ dày 3-5 lít dịch. Than hoạt tính có thể sử dụng. Nếu biết lượng thuốc uống ít, không cần rửa dạ dày và dùng ngay than hoạt. Lặp lại liều than hoạt nếu cần để giúp giảm thời gian bán hủy của phénobarbital.
Loại bỏ thuốc bằng kiềm hóa nước tiểu: Sử dụng natri bicarbonate truyền tĩnh mạch để đạt pH nước tiểu 7,5-8,0
làm tăng lượng bài tiết phénobarbital từ 5-10 lần. Biện pháp này được sử dụng đối với phénobarbital và không dùng với các nhóm thuốc barbiturate khác.

Lưu ý truyền dịch có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn và phù phổi.Lọc thận nhân tạo rất cần thiết trên bệnh nhân nặng và các biện pháp hỗ trợ khác thất bại. Có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi bệnh nhân tỉnh và giúp ngưng thở máy sớm. Lọc màng bụng cũng hữu ích nhưng chậm hơn lọc thận nhân tạo.

Có thể áp dụng nếu bệnh nhân có rối loạn huyết động.Hồi sức hô hấp khi có ngưng thở. Hồi sức tuần hoàn khi có tụt huyết áp: Truyền dung dịch muối sinh lý đẳng trương 0,9% 20ml/kg. Khi áp lực tĩnh mạch trung tâm trên 15cm nước mà chưa nâng được huyết áp thì dùng thuốc vận mạch Noradrenaline.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Theo dõi để phát hiện những trường hợp biến chứng nặng như suy hô hấp, hạ thân nhiệt và tụt huyết áp. Bệnh nhân ngộ độc barbiturate có thể bị ngộ độc nhiều lần do đó vấn đề quản lý thuốc tại nhà và khám chuyên khoa tâm thần nên được quan tâm

Cấp cứu ngộ độc