1. Xuất viện
• Có một giấy xuất viện với thông tin rõ ràng cho trẻ. Giải thích chúng cho các bà mẹ và trả lời bất kỳ câu hỏi nào của họ.
• Khám trẻ và xác định rằng trẻ đủ khả năng ra viện. Làm theo các chỉ dẫn cụ thể về ra viện ở mỗi giai đoạn, nếu áp dụng.
• Nói chung, trẻ xuất viên khi:
– Trẻ thở dễ và không có vấn đề gì không thể điều trị được ở ngoại trú;
– Thân nhiệt trẻ ổn định trong khoảng 36,5°c – 37,5°c (tiếp tục theo dõi tại nhà nếu trẻ nhỏ (< 2,5 kg lúc sinh hoặc sinh trước khi 37 tuần thai);
– Bà mẹ tự tin về khả năng chăm sóc con của mình;
– Trẻ bú tốt hoặc bà mẹ biết cách nuôi ăn thay thế;
– Trẻ tăng cân.
• Tư vấn cho người mẹ đưa trẻ trở lại ngay lập tức nếu có bất kỳ vấn đề gì (ví dụ như cho ăn hoặc thở khó khăn, co giật, rối loạn thân nhiệt).
• Đảm bảo rằng trẻ đã được chủng ngừa các mũi cần thiết.
• Cung cấp cho người mẹ lượng thuốc để hoàn thành điều trị tại nhà, hoặc cho toa thuốc (ví dụ như cho một lượng sắt bổ sung trong 3 tháng hoặc cho họ một toa thuốc).
• Tư vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc tại nhà (chăm sóc trẻ sơ sinh bình thường và cho con bú, tư thế ngủ thích hợp, dấu hiệu nguy hiểm, nơi đến nếu xảy ra dấu hiệu nguy hiểm…), và cho họ một cuộc hẹn để theo dõi.
• Thảo luận với các hệ thống hỗ trợ người mẹ tại nhà hoặc trong cộng đồng, đặc biệt là nếu mẹ là vị thành niên, đơn thân, làm mẹ lần đầu hoặc HIV (+).
• Hoàn tất hồ sơ lâm sàng của trẻ với thông tin xuất viện, trong đó có cân nặng, chuẩn đoán khi xuất viện và kế hoạch để theo dõi.
• Hoàn thành giấy tờ xuất viện và gửi phản hồi, nếu cần thiết, đến nơi chuyển viện đến.
• Viết một giấy xuất viện với thông tin y khoa, hướng dẫn điều trị tiếp tục tại nhà, và theo dõi, nếu áp dụng.
2. Theo dõi tái khám
• Đảm bảo có ít nhất một lần tái khám sau khi xuất viện đối với các trẻ có bệnh nặng, bé rất nhỏ (< 1,5 kg lúc sinh hoặc sinh trước 32 tuần thai), hoặc nuôi ăn bằng phương pháp thay thế tại thời điểm xuất viện. Tư vấn cho các cha mẹ để đảm bảo rằng các bé được theo dõi thường xuyên bởi các trung tâm nhi khoa sau lần đầu tái khám.
Tại mỗi lần thăm khám:
– Đánh giá trẻ có các vấn đề đặc biệt cần theo dõi và đảm bảo rằng vấn đề đã được giải quyết;
– Đánh giá tình trạng chung của bé;
– Xem xét và đánh giá sự phát triển của trẻ;
– Tư vấn và xử trí bất kỳ vấn đề hoặc quan tâm nào của người mẹ;
– Đánh giá việc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc phương pháp thay thế cho ăn, tư vấn cho bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ;
– Tăng cường kiến thức cho cha mẹ trong chăm sóc trẻ sơ sinh và dấu hiệu nguy hiểm;
– Khuyến khích các gia đình tiếp tục sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe;
– Chích ngừa hoặc giới thiệu bé và mẹ với các dịch vụ liên quan.
• Nếu người mẹ có HIV(+) hoặc bé có các vấn đề dài hạn (ví dụ như tổn thương não), phải đảm bảo rằng trẻ được thăm khám và theo dõi thường xuyên với một nhân viên y tế.