Bú khó là vấn đề thường gặp sau sinh.
Trẻ bú khó hoặc bú kém có thể do phương pháp cho bú không đúng hoặc đang bệnh hoặc sinh non.
Bài này đề cập đến trẻ bú khó không phải là triệu chứng của bệnh. Nếu trẻ có những triệu chứng khác như thở khó hoặc rối loạn thân nhiệt kèm với bú khó hoặc bú kém, xem bài “Sơ Sinh Nhiều Triệu Chứng (thường là Nhiễm Trùng, Sinh Ngạt hoặc Nhẹ Cản) “.. Nếu trẻ bú khó kèm với nôn ói, xem bài “ Sơ sinh Nôn Ói hoặc Bụng Chướng”.
Sơ sinh non tháng nhẹ cân thường bú yếu hoặc bú chậm, càng về sau vấn đề này càng cải thiện. Trẻ < 32 tuần có thể chưa có phản xạ bú và nuốt.
1. Vấn đề.
• Trẻ bú tốt ngay sau sinh nhưng nay bú kém hoặc bỏ bú?
• Trẻ không bú từ sau sinh.
• Trẻ không lên cân (xác định hoặc nghi ngờ).
• Mẹ không thể cho bú tốt.
• Trẻ bú khó kèm với sinh non, nhẹ cân hoặc sinh đôi.
2. Dấu hiệu.
• Xem lại những triệu chứng từ tiền sử hoặc diễn tiến của bệnh và ghi nhận những thông tin thêm vào sau đó để xác định chuẩn đoán có thể.
• Hỏi mẹ và gia đình:
– Cho trẻ bú như thế nào?
– Trẻ tăng cân bao nhiêu từ sau sinh?
• Yêu cầu mẹ cho trẻ bú và quan sát. Quan sát trẻ bú trong khoảng 5 phút, đánh giá và điều chỉnh tư thế, cách ngậm bắt núm vú của trẻ. Nếu trẻ không sẵn sàng để bú, tiếp tục với phần điều trị, và quan sát kỹ thuật cho bú và cách trẻ bú trong lần kế tiếp khi trẻ sẵn sàng.
3. Điều trị.
• Nếu trẻ bú nhưng không ho, bị sặc hoặc không nuốt được từ sau cữ bú đầu tiên sau sinh, xem chuẩn đoán phân biệt.
• Nếu trẻ bú nhưng bị ho, bị sặc hoặc không nuốt được từ cữ bú đầu tiên, thử đặt sonde dạ dày:
– Nếu không đưa được sonde dạ dày vào hết chiều dài, và trẻ ho sặc hoặc ói ngay sau bú, trẻ có thể bị teo thực quản hoặc dò khí thực quản, cần xử trí cấp cứu. Hút sonde túi cùng trên liên tục, điều trị suy hô hấp nếu có, và chuyển viện trẻ đến nơi có khả năng phẫu thuật;
– Nếu đặt sonde dạ dày qua được, xác định vị trí đúng ống sonde, hút dịch dạ dày và tiếp theo xác định nguyên nhân bú khó.