HT STROKEND

Tiếp cận bệnh nhân bị sốt

1. Khám lâm sàng

Xác định nguyên nhân gây sốt.
– Cần phải đo nhiệt độ ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng cần phải sử dụng một vị trí cho nhiều lần đo khác nhau.
– Lưu ý: trẻ sơ sinh, người già, người.hệnh gan thận mạn tính,suy thận hay có sử dụng corticoid có thể bị nhiễm trùng mà không có sốt.

2. Cận lâm sàng

– Công thức máu: tốt nhất là làm bằng tay; bạch cầu có thể tăng cao trong sốt do nhiễm siêu vi.Trong một số trường hợp sốt nhẹ có thể đo chỉ số protein có phản ứng hay tốc độ máu lắng.

3. Điều trị

a. Cân nhắc quyết định điều trị hạ sốt

Phản ứng sốt là đáp ứng của cơ thể để giới hạn tình trạng viêm nhiễm, không có bằng chứng lâm sàng nào chứng tỏ được rằng sử dụng thuốc hạ sốt thì làm xấu đi tiến triển của bệnh hay làm tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn.Điều trị hạ sốt cần phải làm khẩn cấp ở các bệnh nhân có bệnh lý phổi và tim mạch mạn tính, vì nếu sốt kéo dài có thể làm ảnh hưởng không có lợi trên bệnh cảnh nền.

b. Cách điều trị

Đứng trước một bệnh nhân có bị tăng nhiệt độ cơ thể cần phải phân biệt giữa sốt và tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt mà không có sốt gọi là đột quị nóng. Tăng thân nhiệt đặc trưng bởi sự tăng thân nhiệt không kiểm soát được và vượt quá khả năng thải nhiệt tự nhiên của cơ thể. Phơi nhiễm nhiệt và các sản phẩm nhiệt nội sinh là hai
nguyên nhân gây tăng thân nhiệt, hậu quả của sự tăng thân nhiệt này rất nguy hiểm

– Tất cả các loại NSAED hoặc aspirin có thể có đáp ứng hạ sốt nhanh nhưng lại có tác dụng phụ trên tiểu cầu và ống tiêu hóa.
– Acetaminophen là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất.
– Các biện pháp làm lạnh bên ngoài: mền lạnh, tắm đá lạnh.Các biện pháp làm lạnh bên trong: rửa dạ dày hay rửa màng bụng, truyền tĩnh mạch dung dịch thay thế, lọc máu, đặt catheter làm lạnh trong mạch máu.
Các thuốc hạ sốt không sử dụng cho điều trị đột quỵ do nóng. Sử dụng phối hợp hiệu quả các biện .pháp hạ nhiệt bên trong và bên ngoài.
– Có khi cần phải sử dụng đến gây mê để điều trị tăng thân nhiệt ác tính.