Contents
1. Sử dụng máu
Chỉ truyền máu khi không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp khác. Các cơ sở y tế cần chuẩn bị cho nhu cầu truyền máu khẩn cấp. Cơ sở y tế với các đơn vị chăm sóc sơ sinh nên có máu được lưu trữ sẵn, đặc biệt là loại O, Rh âm. Chia các đơn vị máu vào túi nhỏ hơn (ví dụ 50 ml) thích hợp cho trẻ sơ sinh có thể giúp ngăn ngừa lãng phí máu và làm giảm nguy cơ truyền máu quá nhiều. Đối với các thủ thuật truyền máu, xem.
2. Nguyên tắc truyền máu
Nguyên tắc truyền máu bao gồm những điều sau đây:
• Truyền chỉ một thành phần của máu mà trẻ cần.
• Lượng hemoglobin của trẻ (hoặc hematocrit), mặc dù quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định truyền máu. Quyết định để truyền máu nên nhằm mục đích làm giảm các dấu hiệu lâm sàng (ví dụ như đang chảy máu)
và phòng ngừa bệnh suất và tử vong. Lưu ý rằng hemoglobin sẽ không phản ánh tình trạng lâm sàng thực tế của trẻ trong trường hợp chảy máu liên tục.
• Đối với trẻ nhẹ cân (< 2,5 kg khi sinh hoặc sinh trước 37 tuần), hemoglobin có thể giảm dần (thiếu máu ở trẻ sinh non), nhưng khuyến cáo chỉ truyền máu khi hemoglobin thấp hơn 8 g/dl (hematocrit < 24%) nếu trẻ khỏe.
• Cần giảm thiểu khối lượng máu được lấy để xét nghiệm để giảm “lãng phí” máu của trẻ và giảm nhu cầu truyền máu. Sử dụng ống đựng máu nhỏ, nếu có.
• Nếu không có sẵn máu để truyền ngay lập tức, cung cấp dịch truyền (ví dụ như nước muối sinh lý 0,9%) cho đến khi có máu.
3. Giảm nguy cơ khi truyền máu
• Truyền máu mang nguy Cơ:
– Nhiễm virus, chẳng hạn như HIV và viêm gan;
– Nhiễm trùng do vi khuẩn (bất kỳ sản phẩm màu nào cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu được chuẩn bị hoặc lưu trữ không đúng cách);
– Phản ứng truyền máu tán huyết nghiêm trọng;
– Bệnh vật ghép với ký chủ.
• Giảm các rủi ro liên quan với truyền máu bằng cách:
– Kiểm soát người cho máu hiệu quả;
– Sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây. truyền trong máu người cho (ví dụ như HIV và viêm gan siêu vi, xem phần dưới);
– Đảm bảo chất lượng về nhóm máu, thử nghiệm tương hợp, lưu trữ và vận chuyển của máu;
– Đảm bảo rằng ngân hàng máu tuân theo các khuyến cáo cho màu an toàn;
– Sử dụng màu thích hợp;
– Thiết lập và duy trì các chương trình đảm bảo chất lượng.
• Máu được truyền cho trẻ phải được làm phản ứng chéo với máu của mẹ và trẻ. Khi gửi mẫu máu của trẻ để làm nhóm máu và phản ứng chéo, luôn luôn gửi một mẫu máu của mẹ, nếu có thể.
• Tại các khu vực có tần suất bệnh sốt rét cao, điều trị dự phòng sốt rét cho các trẻ được truyền máu.
4. Sàng lọc bệnh truyền nhiễm
• Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm cho tất cả các đơn vị máu bằng các xét nghiệm phù hợp và hiệu quả nhất, phù hợp với chính sách quốc gia và độ lưu hành của tác nhân lây nhiễm trong dân số người cho máu.
• Tất cả máu người cho nên được kiểm tra:
– HIV-1 và HIV-2;
– Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg);
– Thể Treponema pallidum (giang mai).
• Khi có thể, cần sàng lọc:
– Viêm gan C;
– Cytomegalovirus;
– Sốt rét (trong các nước có tỷ lệ thấp nhưng người cho đi đến các vùng sốt rét).
• Không nên truyền máu cho đến khi tất cả các xét nghiệm yêu cầu đều âm tính.
• Thực hiện phản ứng tương hợp trên tất cả các mẫu máu truyền ngay cả trong trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng, việc kiểm tra được tiến hành sau khi máu được cung cấp