HT STROKEND

Rối loạn toan kiềm

Nhận biết rối loạn toan kiềm (RLTK) trong thực hành lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng, giúp các bác sĩ phát hiện sớm các tác nhân gây hại cho bệnh nhân mà hậu quả ban đầu của chúng đôi khi chỉ biểu hiện là sự thay đổi cân bằng acid-base nhẹ.

I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

1. Nồng độ H+ và pH

Nồng độ vừa trong máu vào khoảng 4 QnEq/L và được giữ sao cho chỉ dao động trong một khoảng rất nhỏ (<10 nEq/L) để không ảnh hưởng đến chức năng tế bào.Theo phương trình Handerson, pH = 6,10 + log [HCQ3] /PaCQ2 xO,Q3. Như vậy pH sẽ thay đổi theo PaCỌ2 và HC03.

2. Các yếu tố ảnh hưởng PaCO2

Có thể xem PaC02, trong đó VC02 là lượng do cơ thể sản xuất và VE là thông khí phế nang.Lượng C02 sản xuất mỗi ngày tùy thuộc nhiều yếu tố: nhiệt độ cơ thể, tốc độ chuyển hóa, loại chất chuyển hóa. Giảm thông khí phế nang: giảm tần số thở, giảm thể tích khí lưu thông hoặc tăng khoảng chết.C02 sản xuất có tăng lên do chuyển hóa thì hệ hô hấp luôn có khả năng tăng thông khí để đưa PC02 về mức bình thường. Chỉ trên những bệnh nhân bị hạn chế thông khí tăng VC02 mới có thể làm tăng PC 02.

3. Các yếu tố ảnh hưởng HCO3

– Mỗi ngày cơ thể sản xuất khoảng 50-60 meq acid không bay hơi (acid cố định) (bảng 1 ). Nếu lượng acid cố định này bị tăng sản xuất hoặc giảm bài tiết thì sẽ có thể gây toan chuyển hóa.
– Khi trong máu xuất hiện một acid mạnh thì acid này sẽ được trung hòa bởi các hệ đệm

4. Đáp ứng bù trừ.

Để giữ cho pH không bị thay đổi quá nhiều thì khi một trong hai yếu tố của phương trình Handerson thay đổi, yếu tố cồn lại phải thay đổi theo hướng ngược lại. bảng 3.Đáp ứng bù trừ không bao giờ đủ mạnh để đưa pH về bình thường, mà chỉ hạn chế sự thay đổi pH do rối loạn nguyên phát gây ra.
RLTK chuyển hóa có đáp ứng hô hấp bù trừ tức thì. Trong khi đó đáp ứng bù trừ của thận đối với toan/kiềm hồ hấp thì chậm hơn.Các RL toan kiềm và đáp ứng bù trừ:RL toan kiềm nguyên phát,toan hô hấp tăng PC02 tăng HCO3,kiềm hô hấp Giảm PaC02 giảm HCO3 , toan chuyển hóa giảm HCO3 giảm PC02.Kiềm chuyển hóa tăng HCO3 tăng PaCO2