HT STROKEND

Rối loạn nhiễm kiềm

1. Kiềm chuyển hóa

1.1. Cơ chế bệnh sinh

Sự gia tăng [HCO3′] trong máu có thể do thêm bicarbonate vào cơ thể hoặc giảm bài tiết bicarbonate.

Bicarbonate được thêm vào cơ thể do ngoại sinh như: truyền bicarbonate, được cho nhiều acetate (dùng quá nhiều các dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch), được cho nhiều citrate (truyền máu hoặc lọc thận nhiều). Ngoài ra bicarbonate cũng có thể được thêm vào cơ thể do nguyên nhân nội sinh, thường là qua quá trình tái tạo HC1 sau khi bị mất dịch vị.

Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng thận có khả năng thải HCO3 rất tốt, vì vậy bệnh nhân chỉ bị kiềm chuyển hóa nếu khả năng thải HCCV của thận bị suy giảm. Các yếu tố làm giảm bài tiết HCCV gồm: giảm thể tích tuần hoàn, giảm clo máu và giảm kali máu.
Mặc dù không có cách tiếp cận hệ thống như trong toan chuyển hóa, có thể phân loại các nguyên nhân gây kiềm
chuyển hóa theo clor nước tiểu

+ Nếu cả pH và PCO2 đều thay đổi, khi đo xem đến sự thay đổi cùng chiều hay ngược chiều 02 thông số này.
+ Nếu thay đổi cùng chiều (cùng tăng hoặc cũng giảm thì đây là hậu quả rối loạn chuyển hóa).
+ Nếu thay đổi ngược chiều thì đây là hậu quả của rối loạn hô hấp.

1.2. Một số nguyên nhân thường gặp

1.2.1. Nôn ói

Khi mất dịch vị, tế bào thành sẽ tái tạo HC1, quá trình sản xui acỉd sẽ sinh ra HCO3′ bài tiết vào máu. Ngoài ra nôn ói còn gây kiềm chuyển hóa do cô đặc, giảm thể tích dịch ngoại bào.Các biện pháp điều trị gồm: bù dịch (NaCl 0,9%), bù kali, thuốc giảm bài tiết acid.

1.2.2. Thuốc lợi tiểu

Các thuốc lợi tiểu thiazide và lợi tiểu quai làm tăng lượng mục đến ống thận xa, do đó kích thích bài tiết H+, K+.Ngoài ra sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài gây cường aldosterone thứ phát và giảm tích dịch ngoại bào cũng góp phần gây kiềm chuyển hóa.

1.2.3. Hạ kali máu

Hạ kali máu nặng (< 2 mEq/L) có thể gây kiềm chuyển hóa d< tăng bài tiết H+ thay cho K+ ở ống thận xa.

1.2.4. Kiềm hô hấp

– Có rất nhiều tác nhân kích thích làm tăng thông khí, tuy nhiên thường gặp nhất là tình trạng giảm oxy máu và các tác nhân kích thích thần kinh trung ương (đau, lo lắng, viêm não-màng não).Xử trí kiềm hô hấp chủ yếu là điều trị nguyên nhân. Trên bệnh nhân thở máy có thể hạn chế kiềm hô hấp bằng: (1)giảm thể tích khí lưu thông, (2) giảm tần số thở, (3) dùng thuốc an thần-dãn cơ.