HT STROKEND

Rắn độc cắn

I. ĐẠI CƯƠNG

Rắn độc cắn thường xảy ra ở các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam. ở nước ta, có trên 140 loài rắn được ghi nhận; trong đó có khoảng 31 loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người bao gồm 18 loài rắn trên cạn và 13 loài rắn biển.

II. CHUẨN ĐOÁN

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán

1.1 Hỏi bệnh sử

Bệnh nhân bị rắn cắn và dựa trên con rắn đã cắn được mang đến bệnh viện.

1.2. Các hội chứng lâm sàng

a. Nhiễm độc thần kinh: họ rắn hổ, rắn biển (Elapidae, Hydrophiidae).

– Hổ đất, hổ chúa, hổ mang bành, hỗ mèo: vết cắn sưng nề, hoại tử.

– Cạp nia, cạp nong, rắn biển: vết cắn không sưng, không đau.

b. Rối loạn đông máu: họ rắn lục (Viperiđae, phân họ Crotalidae), họ rắn nước (Colubriđae).

1.3. Xét nghiệm

a. Đông máu toàn bộ: Xác định tình trạng rối loạn đông máu để xác định rắn thuộc họ rắn hổ, rắn biển hay họ rắn lục hoặc họ rắn nước: TC (Lee White), FT, aPTT, tiểu cầu, định lượng fibrinogen/máu, định lượng D-dimer và có cục máu.

b. Thử nghiệm đông máu 20 phút: Lấy ống thủy tinh sạch cho vào 3 ml máu để yên trong 20 phút. Nếu máu không đông chứng tỏ có tình trạng rối loạn đông máu.

2. Chuẩn đoán xác định

Xét nghiệm ELISA xác định loài rắn và đo nồng độ nọc rắn trong máu: dựa trên bộ xét nghiệm định loài rắn cho 4 loại rắn thường gặp ở miền Nam (hổ đất, hổ chúa, lục và chàm quạp). Kết quả có được trong vòng 45 phút.

3. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt được các I loài rắn độc khác nhau để chọn đúng huyết thanh kháng nọc đơn đặc hiệu.

+ Nhóm rắn hổ: Sự hồi phục nhiễm độc thần kinh biểu hiện đầu tiên là mở được mắt. Thời gian trung bình hồi phục
nhiễm độc thần kinh hoàn toàn (rút nội khí quản) sau điều trị huyết thanh’kháng nọc rắn hổ đất là 8 – 10 giờ.
+ Nhóm rắn lục: Lâm sàng hết chảy máu từ vết cắn và các sang thương khác ngay sau khi tiêm đủ liều huyết thanh
kháng nọc. Các xét nghiệm đông máu hồi phục chậm hơn sau 6 giờ và trở về bình thường trung bình trong vòng 24 giờ.