Contents
1. Phòng chống nhiễm khuẩn
(Lưu ý: các quy định về thanh trùng dụng cụ, các quy trình chống nhiễm khuẩn, xem thêm Quy chế chống nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế).
Phòng chống nhiễm khuẩn là một phần quan trọng của mọi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Do đó, hậu quả của việc không tuân theo các nguyên tắc chống nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng. Nguyên tắc phòng chống lây nhiễm chính được tóm tắt dưới đây.
2. Nguyên tắc chung phòng chống nhiễm khuẩn.
Các bước thực hành phòng chống nhiễm khuẩn dưới đây sẽ bảo vệ trẻ, mẹ, và nhân viên y tế. Nó cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
• Chăm sóc thường quy trẻ sơ sinh.
• Hãy xem tất cả mọi người (bao gồm cả trẻ và nhân viên y tế) có khả năng nhiễm khuẩn là như nhau.
• Rửa tay hoặc sử dụng dung dịch rửa tay bằng cồn.
• Mặc quần áo bảo vệ và mang găng.
• Sử dụng kỹ thuật vô trùng.
• Xử lý dụng cụ sắc nhọn một cách cẩn thận, làm sạch và khử trùng dụng cụ, thiết bị, nếu cần.
• Thường xuyên làm sạch khoa chăm sóc sơ sinh đặc biệt và loại bỏ chất thải.
• Cách ly các trẻ bị nhiễm trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh viện
3. Thực hành phòng chống nhiễm khuẩn chăm sóc thường quy trẻ sơ sinh.
• Sau sanh sáu giờ đầu hoặc sau khi nhiệt độ của bé ổn định, sử dụng các loại khăn bông ngâm trong nước ấm để loại bỏ máu và dịch cơ thể khác trên da của trẻ, và sau đó lau khô da. Trì hoãn tắm cho trẻ nhẹ cân (< 2,5 kg hoặc < 37 tuần tuổi thai) ít nhất cho đến ngày thứ hai sau sinh.
• Làm sạch mông và vùng hạ bộ của trẻ mỗi lần thay tã, hoặc khi cần, sử dụng bông ngâm trong nước ấm, xà phòng nước, và sau đó lau khô cẩn thận.
• Đảm bảo rằng mẹ biết tư thế chính xác để cho trẻ bú sữa mẹ để ngăn chặn bệnh viêm vú và tổn thương núm vú.
4. Nguồn lây nhiễm: người
• Đặt các đơn vị chăm có lưu lượng thấp người qua lại và hạn chế ra vào.
• Có một phòng riêng cho trẻ sơ sinh, nếu có thể.
• Đảm bảo rằng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh được chủng ngừa càng nhiều càng tốt, bao gồm:
– Rubella;
– Bệnh sởi;
– Virus viêm gan B;
– Quai bị;
– Cúm (hàng năm).
• Không cho phép nhân viên bị nhiễm trùng da tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh.
• Không cho phép nhân viên hoặc khách vào đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt nếu họ bị nhiễm trùng cấp tính (ví dụ như nhiễm siêu vi đường hô hấp).
• Hạn chế số người chạm vào trẻ.
– Rửa tay trong 10-15 giây bằng xà phòng thường dưới vòi nước chảy mạnh;
– Làm khô tay bằng máy thổi hoặc với giấy sạch, khăn cá nhân.
• Dung dịch rửa tay bằng cồn, với 2 ml glycerine (hoặc các chất làm mềm) trong 100 ml ethyl hoặc rượu isopropyl 60% đến 90%, hiệu quả hơn trong việc làm sạch tay so với rửa tay, trừ khi tay trông bẩn. Để làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay bằng cồn:
– Cho một lượng dung dịch rửa tay đủ để phủ toàn bộ bề mặt của bàn tay và ngón tay;
– Chà xát dung dịch vào tay cho đến khi khô.