Contents
Mắt sưng đỏ hoặc mắt chảy mủ có thể gây ra bởi vi trùng (ví dụ gonococcus, chlamydia, staphylococcus) được lây truyền cho trẻ trong quá trình sinh hoặc bởi hóa chất (ví dụ: nhỏ mắt với nitrate bạc).
Hầu hết các vấn đề về mắt đều đáp ứng với điều trị tại chỗ, nhưng gonococcus và chlamydia cần phải được xác định vì chúng cần điều trị kháng sinh toàn thân.
Thực hiện chăm sóc chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt mọi lúc để ngăn ngừa lan truyền nhiễm khuẩn từ trẻ này sang trẻ khác. Cho mọi vật dụng tiếp xúc trực tiếp với mũ mắt vào túi nhựa hoặc thùng đựng rác thải kín.
1. Vấn đề
Mắt của trẻ sưng, đỏ, hoặc chảy mủ.
2. Dấu hiệu
• Xem lại phần bệnh sử chung và phần thăm khám, đặc biệt là phần bệnh sử bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường
tình dục của mẹ. Kết hợp với các triệu chứng khác để xác định chuẩn đoán có thể.
• Hỏi bà mẹ (hoặc người đưa trẻ tới bệnh viện):
– Trẻ có được nhỏ mắt với nitrate bạc lúc sinh?
– Có điều trị phòng ngừa gì đối với mắt trẻ không ? Nếu có, thì dùng khi nào?
c. Điều trị
• Thăm khám với găng sạch:
– Rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý vô khuẩn hoặc nước sạch (đã nấu sôi và để nguội) với tăm bông sạch, lau tự bờ trong mắt ra bờ ngoài mắt;
– Bà mẹ có thể làm việc này bất cứ khi nào;
– Lặp lại 4 lần/ngày cho đến khi mắt khỏi hẳn.
• Bà mẹ nên rửa mắt cho trẻ 1 lần/ngày (hoặc nhiều hơn, nếu cần thiết), dùng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
• Nếu vấn đề về mắt xuất hiện trong lúc nằm viện hoặc có nhiều hơn 2 trẻ bị vấn đề về mắt cùng nằm trong một khu vực chăm sóc trong vòng 2 ngày, nên nghi ngờ nhiễm trùng bệnh viện.
2. Mắt chảy mủ (viêm kết mạc)
• Lấy mẫu mủ mắt bằng tăm bông vô khuẩn (cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt trẻ):
– Soi mẫu mủ mắt, nhuộm Gram, và xem dưới kính hiển vi;
– Cấy mủ mắt trẻ bệnh và làm kháng sinh đồ;
– Xác định chuẩn đoán có thể.
• Nếu không xác định được vi trùng qua nhuộm Gram hoặc cấy vi trùng.
3. Mắt sưng hoặc đỏ và mi mắt bị dính lại nhưng không có chảy mủ
• Nếu vấn đề về mắt không cải thiện sau hơn bốn ngày (mặc dù đã chăm sóc như mô tả ở trên), nhưng vẫn không có chảy mủ mắt:
– Cho erythromycin đường uống, dùng trong 10 – 14 ngày; > Bôi mỡ tetracycline 1% lên mắt bị ảnh hưởng 4 lần/ngày cho đến khi mắt không còn đỏ, sưng, hoặc dính.
• Nếu bắt đầu xuất hiện mủ mắt, xem phần trên.
• Nếu không có vấn đề nào cần nằm viện, cho trẻ xuất viện, và dặn bà mẹ tiếp tục điều trị tại nhà.