Contents
I. ĐẠI CƯƠNG HẠ NATRI MÁU
Hạ natri máu xảy ra khi natri máu giảm dưới 135 mEq/L.Đây là loại rối loạn điện giải thường gặp nhẩt ở các bệnh nhân nội trú.
II.CHẨN ĐOÁN(xem thêm sơ đồ chẩn đoán và điều trị)
1. Biểu hiện lâm sàng
Hầu hết các triệu chứng lâm sàng của hạ natri máu là do tình trạng gia tăng thể tích dịch nội bào đưa tới phù não. Đa số bệnh nhân chỉ bị hạ natri máu nhẹ với các triệu chứng không đáng kể. Mức độ nặng của các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và tốc độ hạ natri. Hạ natri cấp (<2 ngày) – [Na+] # 125 mEq/L: buồn nôn, mệt. – [Na+] 115-125 mEq/L: đau đầu, lẫn lộn, lừ đừ. – [Na+] <115 mEq/L: có thể xảy ra hôn mê, co giật. Hạ natri mạn (>3 ngày): các cơ chế thích nghi làm hạn chế sự gia tăng thể tích dịch nội bào và các triệu chứng liên quan.
2. Xét nghiệm chẩn đoán
Bên cạnh các xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm để chẩn đoán, nguyên nhân. Các xét nghiệm sau đây có giá trị trong chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân hạ natri máu: – Áp suất thẩm thấu máu (cần đo trực tiếp). – Áp suất thẩm thấu nước tiểu. ị – Nồng độ natri nước tiểu. 1 3. Nguyên nhân – Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu tăng (ALTTm > 290 mm/L): Glucose và mannitol là các chất hòa tan có áp lực thẩm thấu cao sẽ kéo nước vào lòng mạch gây ra hạ natri máu do pha loãng. Môi 1000 mg/dl đường huyết tăng lên sẽ làm natri máu giảm 1,6 – 2,4 mEq/L. Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu bình thường (ALTTm 275-290 mm/L): Còn gọi là hạ natri máu xảy ra khi có sự gia tăng lipid hay protein huyết tương. – Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu thấp (ALTTm < 275 mm/L): Hạ Natri máu thật sự biểu hiện bằng sự gia tăng dịch tự do tương đối so với Na trong dịch ngoại bào.
III.ĐIỀU TRỊ (xem thêm sơ đồ chẩn đoán và điều trị)
Điều trị hạ natri máu cần phải xác định: (1) tốc độ điều chỉnh; (2) can thiệp thích hợp; (3) bệnh lý nền. Trong hạ natri máu cấp (< 2 ngày) hay khi có triệu chứng thần kinh, tốc độ tăng natri máu có thể đến 1-2 mEq/mỗi giờ cho tới khi triệu chứng cải thiện, sau đó không quá Q,5 mEq/i mỗi giờ, và không quá 10-12 mEq/L trong 24 giờ. Natri ưu chỉ nên dùng cho bệnh nhân có triệu chứng nặng (hôn mê, co giật). Trong những giờ đầu tiên, nên đo ion đồ mỗi 2-4 giờ/lần để đảm bảo [Na+] máu không tăng lên quá nhanh. Trên lâm sàng có thể tính tốc độ bù natri như sau: Công thức Adrogue-Madias ước tính sự thay đổi natri máu (A[Na+]) khi truyền i lít dịch A[Na+] = ([Na*dịch truyền] + [K+d truyền]” [Na*máu])/ (0,6 X cân nặng 8N +1) – Ví dụ: Bệnh nhân nam 80kg, [Na+] máu 103 mEq/ỉ, mê, có chỉ định bù natri ưu tiên 1 lít Natrìchlorua 3% có thể tăng 10 mEq/1 natri máu A[Na ] = (513 -103)/(0,6×80+1) = 10 mEq/L Cần tăng [Na+] máu 2 mEq/L/giờ cho tới khi triệu chứng cải thiện và tốc độ bù dịch natrichlorua 3% = 2 mEq/L/giờ: 10m Eq/L/l =0,21/giờ -> cần bù 200ml dịch natri 3% mỗi giờ’ Tránh tăng [Na+] máu >10-12 mEq/l không bù quá 1 lít dịch natri 3%.
IV. ĐẠI CƯƠNG TĂNG NATRI MÁU
Tăng natri máu xảy ra khi natri máu tăng trên 145 mEq/L.Tăng natri máu đưa đến tình trạng tăng áp suất thẩm thấu
máu sẽ rót nước ra khỏi tế bào thần kinh, gây ra teo não và các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng thần kinh.Mức độ nặng của các triệu chứng tùy thuộc mức độ tăng và tốc độ tăng natri máu. Tăng natri máu mạn (>2 ngày) thường biểu hiện ít triệu chứng hơn nhờ các cơ chế thích nghi.Các triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm: mỏi mệt, rối loạn tri giác, bứt rứt, hôn mê, co giật. Tuy nhiên các triệu chứng nặng thường ít gặp khi [Na4] <160m Eq/L.