Contents
I.ĐẠI CƯƠNG
Hạ kali máu được định nghĩa là khi lượng kali huyết thanh giảm dưới 3,5 mEq/L.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của hạ kali máu rất thay đổi, mức độ nặng của chúng phụ thuộc một phần vào mức độ hạ kali. Thường thì triệu chứng chỉ biểu hiện rõ khi kali giảm dưới 3 m Eq/L.Mỏi cơ, đau cơ, yếu cơ chi dưới là những triệu chứng thường gặp, có thể đưa đến yếu cơ tiến triển, giảm thông khí, liệt ruột và thậm chí gây ra liệt cơ hoàn toàn. Hạ kali máu nặng làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp và lý giải cơ vân.
2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm nồng độ kali trong huyết thanh.ECG của giảm kali máu không tương ứng với nồng độ kali máu.Những thay đổi sớm gồm sóng T dẹt hay đảo ngược, sóng cao, ST chênh xuống* và thời gian QU (QT) kéo dài. Giảm kali nặng có thể gây ra PR kéo dài, điện thế thấp, QRS dãn rộng và làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất. Giảm kali máu cũng thúc đẩy bệnh nhân đến tình trạng ngộ độc dịgitalis.Hạ kali máu thường đi kèm với các rối loạn kiềm – toan. Hạ kali máu làm gia tăng tái hấp thu HC03 ở ống thận gần, tăng sinh NH3 ở thận, và tăng bài tiết H* ở ống thận xa. Các yếu tố này đưa đến tình trạng kiềm chuyển hóa thường xuất hiện ở các bệnh nhân giảm kali máu
3. Chẩn đoán nguyên nhân
Khi nguyên nhân hạ kali không rõ ràng, xác định nồng độ kali nước tiểu và tình trạng toan kiềm có thể giúp định hướng được nguyên nhân. Nồng độ kali nước tiểu: đáp ứng hợp lý của thận khi hạ kali máu là giảm lượng kali trong nước tiểu xuống dưới 25 mEq/ngày. Tương tự, có thể tính TTKG (transtubular potassium gradient) (Độ chênh nồng độ kali qua tế bào ống thận):TTKG = (ƯK/PK)/(100> osm)với UK: nồng độ kali trong nước tiểu.PK: nồng độ kali trong máu.Uosm: áp suất thẩm thấu nước tiểu.Posm: áp suất thẩm thấu máu.ƯK > 30 mEq/ngày, hay TTKG > 7: mất kali tại thận.UK < 25 mEq/ngày, hay TTKG < 3: mất kali ngoài thận.Đánh giá huyết áp, rối loạn thăng bằng kiềm toan kèm theo giúp phân biệt các nguyên nhân mất kali tại thận.Đo nồng độ renin và aldosterone giúp phân biệt các nguyên nhân cường aldosterone.Hạ magne máu có thể gây hạ kali máu trơ với điều trị bù kali.Chẩn đoán nguyên nhân hạ kali máu bằng sơ đồ sau:Hạ kali máu Uk < 25 m Ẽq/ngày TTKG < 3 Uk > 30m Ẽq/ngày TTKG > 7.Mất qua đường tiêu hóa Mắt: qua thận.Tiêu chảy HA bt hoặc giảm Nhuận trường
III.ĐIỀU TRỊ
1. Bù kali bằng đường uống
Đây là cách điều chỉnh an toàn hạ kali máu ở những bệnh nhân hạ kali máu nhẹ và có khả năng uống được. Liều uống 40 m Eq thường được dung nạp tốt và có thể cho lặp lại mỗi 4 giờ. Tuy nhiên, mức độ hạ kali không tương ứng với nồng độ kali trong huyết thanh.Giảm 1 mEq kali huyết thanh cho biết cơ thể thiếu khoảng 200 -400m Eq kali. Ngoài ra các yếu tố đưa kali vào và ra khỏi tế bào có thể gây ra khó khăn trong việc đánh giá tình trạng hạ kali máu. Vì thế nồng độ kali huyết thanh cần được theo dõi thường xuyên khi đánh giá đáp ứng điều trị.Kali clorua thường là thuốc được chọn lựa và sẽ giúp điều chỉnh nhanh chóng hạ kali máu và kiềm chuyển hóa. Kali bicarbonate và citrate có khuynh hướng gây kiềm máu và thường được sử dụng cho các trường hợp hạ kali kèm tiêu chảy kéo dài hay toan hóa ống thận
2. Bù kali bằng đường truyền tĩnh mạch
Đối với những bệnh nhân hạ kali máu nặng hay đối với các bệnh nhân không thể dùng đường uống. Nồng độ kali được sử dụng tối đa không nên vượt quá 40 mEq/L đối với đường truyền ngoại biên và 100 m Eq/L đối với đường truyền trung tâm. Tốc độ truyền không nên vượt quá 20 mEq/giờ trừ khi có liệt cơ hoặc rối loạn nhịp tim ác tính.Tốt nhất, Kali clorua nên pha trong normal saline, bởi vì dung dịch dextrose có thể làm nặng thêm tình trạng hạ kali máu (qua trung gian insulin đưa kali vào nội bào). Nên thận trọng khi truyền kali nhanh và phải theo dõi sát những biểu hiện lâm sàng (ECG và khám thần kinh cơ).