HT STROKEND

Điều trị ong đốt

I.ĐIỀU TRỊ

Sau khi ong đốt nạn nhân nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ và cấp cứu, kim nọc nên được lấy ra sớm nếu có thể bằng cách dùng lưỡi dao nhỏ hoặc ngay cả móng tay khượi nhẹ trên da noi đốt, không nên nặn ép vì có thể sẽ đưa thêm độc tố vào.

1. Kháng histamine:

Như diphenylhydramine 50mg hoặc chlorpheniramin 10mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch đối với các triệu chứng tại chỗ như mề đay và sưng phù các vết đốt.Kháng histamin nên tiếp tục cho trong 24-48 giờ kế tiếp để kháng lại hậu quả của histamin được phóng thích trong quá trình phản ứng.

2. Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn, trường hợp có triệu chứng của phản ứng phản vệ

Tiêm ngay dưới da Epinephrine liiooo (0,5-1 ml) (ở trẻ con dùng liều 0,01mg/kg) và có thể lặp lại sau 30 phút nếu cần.

– Thở oxy, truyền dịch, bảo đảm đường thở.

– Nếu thấy choáng tiếp tục: Epinephrine TTM (chỉ dùng loại pha loãng 1:10000) với tốc độ lml/phút cho đến khi huyết áp bệnh nhân ổn định.

– Hydrocortisone 100mg TM (hoặc Methylprednisolone 60mg TM) có thể giúp làm giảm phù nhanh chóng. Saibuiamol có thể chỉ định trong trường hợp có co thắt phế quản.

3. Điều trị ly giải cơ vân

Cho dung dịch nuôi đăng trương duy trì lượng nước tiểu > 200ml/giờ và kiềm hóa nước tiểu (giữ pH nước
tiểu > 6,5) bằng sodium bicarbonate natri hay furosemide để phòng ngừa biến chứng suy thận cấp.

4. Điều trị rối loạn đông máu bằng truyền plasma tươi.

5. Điều trị suy thận cấp

Điều chỉnh các nguyên nhân gây suy thận cấp như choáng kéo dài, ly giải cơ vân, tán huyết. Nếu điều trị nội khoa thất bại, nên chỉ định chạy thận nhân tạo kịp thời tùy theo diễn tiến lâm sàng.

6. Điều trị suy gan: không có biện pháp điều trị đặc hiệu, có thể điều trị triệu chứng nâng đỡ.

Tóm lại các trường hợp ong đốt nếu được đưa đến bệnh’ viện sớm, phát hiện và xử trí kịp thời đúng cách đặc biệt là phản ứng phản vệ, các biến chứng sớm hoặc muộn đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được cứu sống mà không để lại di chứng nghiêm trọng nào.