Contents
I.ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc điều trị hồi sức tích cực nội khoa:
Chăm sóc đường thở và hỗ trợ thở máy nếu bệnh nhân ngưng thở. Thở oxy, chống co giật, điều trị phù phổi nếu có.
2. Điều trị đặc hiệu
Naloxone: Là thuốc đối kháng đặc hiệu. Sử dụng liều cao vẫn an toàn. Liều khởi đầu sử dụng 0,04-2mg tiêm tĩnh
mạch. Liều thấp nhất đạt hiệu quả mong muốn (có thể tự thở được) được đề xuất. Không cần thiết sử dụng đến lúc bệnh nhân tỉnh táo, linh hoạt.
Đối với ngộ độc heroin liều thường dùng là 0,2-0,4mg tĩnh mạch là có hiệu quả. Liều lặp lại được thực hiện mỗi 2-3 phút. Nếu không hiệu quả, tổng liều sử dụng có thể đến 10-20mg. Liều cao thường dùng trong ngộ độc propoxyphene, diphenoxylate, buprenorphine và pentazocine. Sau khi có đáp ứng, Naloxone phá trong glucose 5% truyền tĩnh mạch được duy trì với liều bằng 2/3 liều khởi đầu mỗi giờ cho đến khi hô hấp và huyết áp ổn định. Trong trường hợp cấp cứu mà không có đường truyền tĩnh mạch, naloxone có thể cho qua đường dưới lưỡi, qua ống nội khí quản, hoặc qua niêm mạc mũi.
– Nalmefene: cũng là một thuốc đối kháng đặc hiệu nhưng hiệu quả tác động dài hơn (3-5 giờ) so với naloxone (1-2
giờ). Liều khởi đầu được khuyến, cáo là 0,l-2mg tĩnh mạch.Liều lặp lại là cần thiết nếu chưa đáp ứng. Nếu nghi ngờ ngộ độc nhóm thuốc tác động mạnh thì tổng liều có thể đến 20mg.Kinh nghiệm về liều điều trị còn hạn chế.
– Natri bicarbonate cũng hiệu quả đối với ngộ độc có khoảng QRS kéo dài hoặc hạ huyết áp liên quan đến ngộ độc
propoxyphene.
3. Điều trị hỗ trợ
Rửa dạ dày thực sự không cần thiết. Nếu bệnh nhân hôn mê,nguy cơ viêm phổi hít cao. Than hoạt cũng ít được sử dụng trừ trường hợp bệnh nhân nuốt lượng lớn thuốc phiện.
Điều trị triệu chứng:
+ Thở oxy.
+ Thở máy trong trường hợp ngưng thở, không đáp ứng điều trị với naloxone hay có tình trạng phù phổi cấp.
+ Nếu không có naloxone, có thể sử dụng caffein, theophylline,coramin, amphetamin, hoặc aừopin để kích thích hô hấp.Tuy nhiên, đáp ứng điều trị không đồng đều.
+ Trong trường hợp tụt huyết áp do nhiễm độc, truyền dịch dựa trên áp lực tĩnh mạch trung tâm đo được và thuốc vận mạch Noradrenalin là cần thiết.
II. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Theo dõi bệnh nhân sát sau khi sử dụng naloxone. Vì thời gian tác dụng ngắn nên có thể bệnh nhân xuất hiện trở lại dấu hiệu ngộ độc suy hô hấp. Nếu sau khi sử dụng naloxone liều duy nhất, bệnh nhân hồi phục mà không có triệu chứng sau 4-6 giờ, bệnh nhân có thể xuất viện. Trong trường hợp ngộ độc methadone, thời gian điều trị naloxone có thể từ 24-48 giờ; trái lại với levo-a-acetylmethadol,thời gian duy trì naloxone có thể đến 72 giờ