HT STROKEND

Điều chỉnh các thông số máy thở đối với thở máy xâm lấn

I. MỨC ÁP LỰC ĐỐI VỚI THÔNG KHÍ KIỂM SOÁT -ÁP LỰC

Mức áp lực ban đầu sẽ được cài đặt bằng áp lực bình nguyên (plateau pressure) ở A/C mode, thông khí thể tích với thể tích khí lưu thông (Vt) mong muốn.
– Trước tiên cài mode AJC thông khí thể tích với Vt mong muốn, đo áp lực bình nguyên là bao nhiêu, dùng trị số áp lực bình nguyên này cài đặt cho mức áp lực của thông khí áp lực.Nếu máy không đo được áp lực bình nguyên,mức cài áp lực bằng áp lực đối với thông khí thể tích trừ đi 5cmH20.Cách đơn giản là khởi đầu cài mức áp lực 15 cm H20 , xem Vt đạt được như mong muốn chưa? nếu Vt còn thấp thì tăng mức áp lực lên.
* Mức hỗ trợ áp lực đối với mode thử PSV :Pressure support level = ppeak – pplatea(Ppeak và Pplateau đo được khi cho bệnh nhân thở A/C,thông khí thể tích)Hoặc khởi đầu bằng 10 cmH2O tăng mỗi lần 2 – 3 cm H20 cho đến khi đạt được Vt mong muốn nhưng không quá 20 cmH2O.
– Mức hỗ trợ áp lực thích hợp khi:
+ Vt đo được (hiển thị) ố-8ml/kg.
+ Tần số thở bệnh nhân < 25-301/phút.
+ Giảm hoạt động của cơ hô hấp đến mức tối thiểu.

II. TẦN SỐ THỞ

1 2 – 1 6 lần/phút. Cài đặt tần số cao hơn trong trường hợp dùng Vt thấp hoặc khí máu động mạch trước lúc đặt nội khí quản có PaC02 cao, có thể cài tần số đến 24-28 lần/phút nhưng khi cài tần số cao phải theo dõi auto PEEP. Trong trường hợp co thắt phế quản (hen phế quản) mặc dù cài Vt Cài đặt ban đầu – điều chỉnh các thông số máy thở 111 thấp nhưng vẫn không cài tần số cao vì mục tiêu lúc này là giảm auto PEEP ta chấp nhận tăng C 02.Nếu bệnh nhân có thở tự nhiên lớn hơn tần số cài đặt trên máy thở, ta chỉnh tần số thở lên gần bằng nhịp thở của bệnh
nhân để đảm bảo tỉ lệ I/E mà ta mong muốn. Nếu bệnh nhân thở nhanh quá gây ra auto PEEP phải cho an thần và/hoặc nhóm á phiện để giảm nhịp thở xuống dưới 30 lần/phút.Tăng tần số nếu KMĐM có tăng C 02.Giảm tần số nếu KMĐM có giảm C02.
Bệnh nhân đang thở mode A/C khi tăng hoặc giảm tần số cần chú ý bệnh nhân có nhịp thở tự nhiên hoặc không để xác định tần số thở hiện tại cho đúng. Nếu bệnh nhân đang thở nhanh KMĐM có PC 02 giảm, ta giảm tần số trên máy thở không có ý nghĩa gì cả, lúc này phải cho an thần và/hoặc nhóm á phiện để giảm tần số thở của bệnh nhân.
– Có thể áp dụng công thức sau để điều chỉnh PaC02:Tần số thở điều chỉnh = (PaC02 hiện tại X Tần số thở hiện tại) PaC02 mong muốn

III. THỜI GIAN HÍT VÀO HOẶC TỈ LỆ I/E

Đối với máy thở chu kỳ thời gian hoặc sử dụng thông khí áp lực ta phải cài đặt thời gian hít vào hoặc cài tỉ lệ I/E. Khởi đầu cài I/E =1/2, nếu khí máu động mạch có ứ C 02 nếu có auto PEEP cài Ĩ/E =1/3,1/4.Đối với máy thở chu kỳ thể tích:
+ Tốc độ dòng và thể tích khí lưu thông quyết định thời gian hít vào.
+ Tốc độ dòng, thể tích khí lưu thông và tần số thở quyết định tỉ-lệ VE.Vì vậy ta phải xem phần hiển thị trên máy để biết thời gian hít vào hoặc tỉ lệ VE, sau đó chỉnh tốc độ dòng để đạt được VE mong muốn.
– Thông khí với tỉ lệ I/E đảo ngược IRV (inverse ratio ventilation): cài tỉ lệ I/E là 1/1, 2/1 hoặc 3/1, mục đích cải thiện oxy máu trong trường hợp có tổn thương phổi hai bên mà cài PEEP thất bại hoặc sử dụng PEEP có hiệu quả nhưng áp lực đường thở tăng cao quá mức.