HT STROKEND

Chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da

1. Chuẩn bị chiếu đèn.

• Đảm bảo vị trí đèn chiếu có che bởi tấm plastic hoặc tấm chắn để tránh tổn thương trẻ khi đèn bị bể và giúp lọc bỏ tia cực tím.

• Nhiệt độ dưới ánh đèn từ 28°c-30°c.

• Kiểm tra xem các bóng đèn có còn hoạt động.

• Thay các bóng đèn đã hư hoặc không còn sáng:

– Ghi ngày thay bóng, và đo thời gian sử dụng đèn;
– Thay bóng đèn mỗi 2000 giờ hoặc 3 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước, mặc dù đèn vẫn còn hoạt động.

• Sử dụng khăn trải trắng cho giường, nôi hoặc giường sưởi và phủ rèm trắng xung quanh để phản chiếu ánh sáng lại cho trẻ càng nhiều càng tốt.

2. Cách chiếu đèn.

 

• Đặt trẻ dưới ánh đèn:
– Nếu trẻ > 2 kg, đặt trẻ cởi trần nằm giường. Trẻ nhỏ hơn cho nằm giường sưởi;
– Đặt trẻ nằm càng gần đèn theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho phép;
– Băng mắt cho trẻ, tránh không che kín mũi.

• Xoay trẻ mỗi 3 giờ.

• Đảm bảo trẻ vẫn được bú:
– Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu nhưng tối thiểu mỗi 3 giờ:
+ Khi bú, mang trẻ ra khỏi đèn, lấy băng mắt ra;
+ Không cần cho thêm hoặc thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa khác hoặc dịch (ví dụ như nước uống, nước đường…).
– Nếu trẻ có truyền dịch hoặc ăn sữa mẹ vắt, tăng thể tích dịch hoặc sữa 10% lượng dịch hàng ngày khi trẻ chiếu đèn;
– Nếu trẻ có truyền dịch hoặc ăn qua ống thông dạ dày, vẫn để trẻ nằm chiếu đèn.

• Chú ý phân của trẻ có thể lỏng và vàng khi chiếu đèn. Không cần điều trị.

• Tiếp tục các điều trị khác và kiểm tra:
– Mang trẻ ra khỏi đèn chiếu nếu thủ thuật không thể thực hiện dưới đèn chiếu;
– Nếu trẻ thở oxy, ngưng đèn khi quan sát tìm trung ương;

• Đo thân nhiệt và nhiệt độ dưới ánh đèn mỗi 3 giờ. Nếu thân nhiệt > 37,5°c, điều chỉnh nhiệt độ phòng và mang trẻ ra khỏi đèn chiếu cho đến khi thân nhiệt từ 36,5°c -3.7,5°c.

• Đo nồng độ bilirubin mỗi 12 giờ:
– Ngừng chiếu đèn khi nồng độ bilirubin dưới mức cần chiếu đèn hoặc 15 mg/dl (260 pmol/l) (trẻ đủ tháng) (tùy điều kiện nào thấp hơn);
– Nếu nồng độ bilirubin gần mức có chỉ định thay máu, chuyển viện trẻ đến trung tâm chuyên sâu. Gửi mẫu máu của mẹ và bé.
• Nếu không thể đo nồng độ bilirubin, ngưng chiếu đèn sau 3 ngày.

• Bilirubin trong đã biến mất nhanh chóng khi chiếu đèn. Không thể dựa vào màu sắc da để đánh giá nồng độ bilirubin khi trẻ đang chiếu đèn và 24 giờ sau khi ngưng đèn.

• Sau khi ngưng đèn:
– Theo dõi vàng da thêm 24 giờ, có thể đo lại nồng độ bilirubin hoặc đánh giá lâm sàng;
– Nếu vàng da lại hoặc trên mức có chỉ định chiếu đèn, tiếp tục chiếu đèn với thời gian như lần đầu. Lặp lại bước này mỗi khi ngưng đèn cho đến khi ước tính bilirubin dưới mức không cần chiếu đèn.

• Nếu trẻ không cần chiếu đèn, trẻ bú tốt, và không có vấn đề khác cần nằm lại bệnh viện, cho trẻ xuất viện.

• Hướng dẫn bà mẹ cách đánh giá bệnh vàng da, và khuyên bà mẹ mang trẻ đến khám lại nếu thấy bệnh vàng da tăng thêm.