HT STROKEND

Chảy máu hoặc tái da ở trẻ sơ sinh

1. Chảy máu hoặc tái da.

Chương này đánh giá trẻ nhỏ đang bị chảy máu, tái da ngay sau sinh hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, có hoặc không triệu chứng xuất huyết nội hoặc ngoại. Bệnh tái da là triệu chứng của thiếu máu, sốc, hoặc cả hai.

2. Vấn đề.

• Trẻ đang chảy máu.

• Trẻ có tiền căn chảy máu.

• Trẻ có bị tái da lúc sinh hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó.

3. Dấu hiệu.

• Xem lại phần dấu hiệu từ bệnh sử chung và phần thăm khám kết hợp các triệu chứng để xác định chuẩn đoán có thể.

• Hỏi bà mẹ (hoặc người đưa trẻ tới bệnh viện):
– Có máu trong phân hoặc nước tiểu của trẻ không?
– Đứa con trước của bà có bị vàng da tán huyết, thiếu G6PD (glucose-6- phosphate dehydrogenase), bất tương hợp nhóm máu ABO hoặc Rhesus?
– Bà có chảy máu bất thường trong thai kỳ, trong quá trình chuyển dạ hoặc lúc sinh.
– Dây rốn của trẻ có được kẹp hoặc cột đúng thời điểm lúc sinh.
– Trẻ có nôn ói? Nếu có, thì có máu hoặc mật trong dịch nôn?
– Trẻ có phải là trẻ sinh đôi? Nếu có, thì trẻ sinh đôi còn lại rất hồng hoặc đỏ da (trường hợp truyền máu nhau thai)?
– Trẻ có bị lấy máu nhiều lần?

• Tìm:
– Máu chảy từ vị trí (ví dụ: rốn, chỗ cắt da quy đầu, hoặc nơi tiêm chích…);
– Có chỗ nào phù nề (sưng);
– Bụng tăng nhạy cảm (đau) (trẻ khóc khi ấn nhẹ bụng);
– Trẻ có vàng da.

4. Điều trị.

a. Đang chảy máu.

• Điều trị ngay lập tức như mô tả trong, nếu trẻ chưa được điều trị trước đó.

• Nếu trẻ vẫn tiếp tục chảy máu, tăng tốc độ dịch truyền lên 20 ml/kg/giờ (cho giờ đầu).

• Nếu có dấu hiệu của shock (ví dụ: bị tái da, sơ lạnh, nhịp tim > 180 lần/phút, hôn mê hoặc lơ mơ) hoặc có dấu hiệu dọa shock khi trẻ đang được đánh giá:
– Truyền dịch normal saline 10 ml/kg trong 10 phút, sau đó lặp lại 1 lần nữa sau 20 phút nếu còn dấu hiệu của shock;
– Truyền máu ngay lập tức với hồng cầu lắng hoặc máu toàn phần nhóm O.

• Lấy nhóm máu và định lượng haemoglobin. Nếu haemoglobin < 10 g/dl (haematocrit < 30%) thì trẻ có chỉ định truyền máu.

• Xác định chuẩn đoán có thể.

b. Tái da không có tiền căn chảy máu.

• Nếu có dấu hiệu của shock (ví dụ sơ lạnh, nhịp tim > 180 lần/phút, hôn mê hoặc lơ mơ) hoặc có dấu hiệu dọa shock khi trẻ đang được đánh giá, lập một đường truyền TM, nếu trẻ chưa có đường TM nào, sau đó truyền normalsaline 10 ml/kg trong 10 phút, lặp lại một lần nữa sau 20 phút nếu vẫn còn dấu hiệu của shock.

• Định lượng đường huyết, nếu nhỏ hơn 45 mg/dl (2,6 mmol/l), điều trị hạ đường huyết.

• Định lượng haemoglobin, nếu haemoglobin nhỏ hơn 10 g/dl (haematocrit nhỏ hơn 30%), trẻ có chỉ định truyền máu.

• Xác định chuẩn đoán có thể.